Mã tài liệu: 222574
Số trang: 13
Định dạng: doc
Dung lượng file: 67 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Kinh tế Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" (1952 - 1973)
Từ cuối năm 1951 trở đi, cùng với hoàn thành khôi phục kinh tế và ký với các nước phương Tây hiệp ước hoà bình ở San Fran-Sisco vào tháng 91951/, có hiệu lực từ tháng 41952/, đã chấm dứt chiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản, tiếp sau đó giữa Nhật và Mỹ ký với nhau hiệp ước "an ninh Nhật Mỹ" vào tháng 51952/, hiệp ước về thương mại và đầu tư vào 1953. Tuy giữa Mỹ và Nhật đều có sự tính toán nhất định, nhưng với sự bảo trợ của Mỹ, nhờ đó nền kinh tế Nhật đã có sự phát triển nhanh chóng, được ca ngợi "thần kỳ về kinh tế" giai đoạn (1952 - 1973). Trong giai đoạn này nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả thế giới tư bản chủ nghĩa tăng hơn 5%, của Nhật Bản trung bình gần 10%.Tốc độ tăng trưởng được thể hiện trong bảng sau:
Tốc độ tăng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản
Đơn vị: %
1953 - 1955 56 - 60 61 - 65 66 - 70 1971 1973 1973
77. 975. 965. 125. 45. 93. 11
Nguồn: tái sản xuất xã hội ở Nhật Bản - PAVZNERJa. A Chủ biên trích theo: KT Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" - Lê Văn Sang - Viện KTTG.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, người Nhật được đánh giá thành công trên nhiều lĩnh vực. Vào đầu những năm 50 tổng sản phẩm quốc dân GNP của Nhật chỉ bằng hơn 13/ của Pháp hay Anh nhưng đến cuối những năm 70 đã bằng nửa của Anh, Pháp cộng lại và hơn một nửa so với Mỹ. Vào năm 1978 ở Nhật chiếm 14 lò so với 22 lò cao luyện thép hiện đại, lớn nhất thế giới.
Với kỹ thuật hiện đại, phương pháp tổ chức có hiệu quả, sản phẩm thép của Nhật đã cạnh tranh được với thép của Mỹ ở thị trường Mỹ và nước ngoài.
Các sản phẩm Radio, máy ghi âm, máy ảnh, dụng cụ quang học . nếu vào đầu những năm 50 không cạnh tranh được với Mỹ và Châu Âu thì vào giữa những năm 70, người Nhật đã giữ được vị trí thống trị trên thị trường, ngành chế tạo ô tô, xe máy người Nhật cũng trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, Anh, Đức trên thị trường thế giới.
Vào những năm 70 ngành đóng tầu của Nhật cũng được đánh giá thành công, nước Nhật chiếm 6 trong số 10 nhà máy đóng tầu lớn nhất, Nhật sản xuất 50% trọng tải tàu biển quốc tế, giá tàu biển đóng mới của Nhật rẻ hơn Châu Âu từ 20 - 30%, nhờ đó mà Nhật có điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới, thậm chí một số nước Châu Âu phải dùng đến biện pháp hành chính, để hạn chế mua tàu Nhật. Một số ngành công nghiệp mới xuất hiện vào những năm 50 như công nghiệp hoá dầu, đồ điện gia đình, tạo thị trường cho nhiều ngành công nghiệp phát triển và góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhanh.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải và dịch vụ thông tin liên lạc của Nhật, đã nhanh chóng vượt lên trước các nước phương Tây. Vì điều kiện tự nhiên ở nước Nhật với khoảng cách hẹp nên người Nhật chú trọng đến đường sắt và đường thuỷ, hệ thống đường cao tốc được xây dựng, dịch vụ đường sắt, điện thoại của Nhật với giá rẻ và ưu việt hơn so với Châu Âu và Mỹ.
Đánh giá khả năng cạnh tranh của Nhật so với Mỹ và Tây Âu không chỉ ở tốc độ tăng trưởng ở kim ngạch buôn bán mà là cán cân thương mại. Thâm hụt mậu dịch của Mỹ vào cuối những năm 70 gần 10 tỷ USD, xu hướng tiếp tục tăng trong những năm 80. Sự mất cân đối trong mậu dịch của Mỹ với Nhật một mặt do chính sách bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản, mặt khác do hàng hoá của Mỹ kém sức cạnh tranh so với hàng hoá của Nhật và Chính phủ của Mỹ thiếu sự khuyến khích đối với giới kinh doanh trong khi đó Chính phủ Nhật rất quan tâm đến hỗ trợ cho giới kinh doanh cạnh tranh.
Trong nhiều lĩnh vực cạnh tranh của Nhật tới mức đe doạ nhiều ngành công nghiệp lớn của Hoa Kỳ mà Chính phủ đã phải áp đặt cơ chế phi thị trường để hạn chế sự đe doạ của Nhật như sản phẩm của ngành dệt, thép, ô tô và linh kiện ô tô .
Cùng với những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, vào năm 1968, Nhật Bản được đánh giá là cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ hai trong hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Mỹ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế đó là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, vị trí Nhật Bản trên trường quốc tế được nâng cao dần. Vậy tại sao Nhật Bản lại đạt được những thành công đó? Người ta đã đưa ra nhiều nhân tố, nhưng nhìn chung tập trung vào một số nhân tố chủ yếu sau:
16 trang
1 - Nhật Bản biết huy động vốn sử dụng vốn táo bạo có hiệu quả.
Trong những năm 50 - 60 tập trung cho tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cơ bản cho các chính sách của Nhà nước Nhật Bản. Một trong những chính sách đó là chính sách huy động vốn và sử dụng vốn.
a) Những giải pháp huy động vốn của Nhật Bản.
* Huy động vốn trong nước:
- Tỷ lệ tích luỹ của Nhật trong tổng sản phẩm quốc dân rất cao thường xuyên từ 30 - 35%, trong khi đó các nước tư bản phát triển khác chỉ trên dưới 20% (xem biểu 3). Sở dĩ người Nhật duy trì được tỷ lệ tích luỹ cao là do:
+ Chi phí cho quân sự của Nhật Bản rất thấp so với Mỹ và Tây Âu.
+ Hạn chế nhu cầu chi tiêu cho phúc lợi xã hội, tinh giảm tối đa bộ máy hành chính.
+ Tiền lương của công nhân Nhật Bản thấp hơn so với Mỹ và Tây Âu.
Tiền lương và tiền thưởng của Nhật Bản được vận dụng rất linh hoạt và đa dạng.
Nhìn chung tiền lương của họ thấp hơn so với Mỹ và Châu Âu, trong ngành chế tạo tiền lương bình quân của công nhân Nhật chỉ bằng 17/ tiền lương của công nhân Mỹ. Nhờ đó Nhật tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế so với Mỹ và Tây Âu.
- Còn tiền thưởng của Nhật Bản cũng mang đặc trưng riêng, tiền thưởng được trả hai lần trong năm, số thưởng bằng 13/ tiền lương nếu Công ty làm ăn phát đạt có thể bằng toàn bộ lương cơ bản cả năm của họ. Tiền thưởng được coi như là đòn bẩy kích thích người lao động, tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động của Công ty, có tác dụng thúc đẩy cả người làm quản lý và người lao động trực tiếp đều phải cố gắng. Khi Công ty có khó khăn, đồng thời với giảm người làm, hạn chế tiền thưởng, sau đó mới giảm tiền lương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 882
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 910
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem