Mã tài liệu: 100226
Số trang: 106
Định dạng: docx
Dung lượng file: 392 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Tự do hoá thương mại đang là một xu thế nổi bật trong thương mại quốc tế. Tự do hoá thương mại đem lại nhiều lợi ích cho phát triển nền kinh tế của các quốc gia và thế giới. Chính vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại một cách tích cực. Đặc biệt là các nước đang phát triển, Tự do hoá thương mại giúp cho các nước này tận dụng được nhiều cơ hội nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển kinh tế của nước mình. Cụ thể tự do hoá thương mại giúp cho các quốc gia tranh thủ được sự phát triển của khoa học kỹ thuật; phân phối hợp lý các nguồn lực trên thế giới và làm nóng lên bầu không khí cạnh tranh quốc tế.
Trong tự do hoá thương mại, Nông nghiệp là lĩnh vực chậm tự do hoá nhất. Nông nghiệp được đối xử như là một “trường hợp đặc biệt” nằm ngoài quá trình tự do hoá thương mại đa phương, từ khi Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại (GATT) được ký kết sau Thế chiến II.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp. Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và ngoại thương, nhất là trong thời kỳ tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tự do hoá thương mại nông sản là một chính sách tốt cho quá trình đó. Tuy nhiên, bên cạnh tự do hoá thương mại nông sản, Việt Nam cũng áp dụng nhiều biện pháp để bảo hộ nông sản. Bảo hộ nông sản là một biện pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong nước và đối phó với những hàng hoá nhập khẩu có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế hoặc cho những sản phẩm nông nghiệp trong nước.
Như vậy, bảo hộ và tự do hoá thương mại nông sản có mối quan hệ nghịch nhưng cùng nhau tồn tại trong quá trình phát triển nền kinh tế của các quốc gia. Các quốc gia (cả phát triển và đang phát triển) đều sử dụng bảo hộ như một công cụ hữu hiệu trong một giai đoạn nhất định của hành trình tiến đến tự do hoá thương mại. Hội nhập đang gần kề, các yêu cầu của hội nhập là phải dần xoá bỏ các rào cản thương mại. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển có một thời gian chuẩn bị để hoàn thiện các công cụ chính sách, đáp ứng các quy định của hội nhập.
Với tầm quan trọng của tự do hoá thương mại trong phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia và thế giới, cũng như mối quan hệ phức tạp giữa bảo hộ và tự do hoá thương mại nông sản, chúng em đã lựa chọn chủ đề: ”Tự do hoá thương mại nông sản và vấn đề bảo hộ nông sản hàng hoá Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO” làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần I: Tổng quan các tài liệu liên quan
Phần II: Cơ sở khoa học của tự do hoá thương mại và vấn đề bảo hộ hàng hoá nông sản
Phần III: Thực trạng bảo hộ nông sản hàng hoá Việt Nam
Phần IV: Một số giải pháp bảo hộ nông sản hàng hoá trong tiến trình gia nhập WTO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16