Mã tài liệu: 259495
Số trang: 43
Định dạng: doc
Dung lượng file: 464 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng và củng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam vẫn tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ theo hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với việc Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định đối tác kinh tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) ở cấp song phương và đa phương, các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng sẽ có nhiều cơ hội từ việc phát triển thương mại theo cách ít bị bảo hộ (thường là méo mó) nhất. Tuy nhiên, những cơ hội ấy chỉ tận dụng được hiệu quả nếu doanh nghiệp xử lý hiệu quả các thách thức từ quá trình hội nhập. Để tận dụng được cơ hội và xử lý được thách thức, các doanh nghiệp trước hết cần được cung cấp thông tin liên quan đến sự phát triển của ngành.
Nghiên cứu này được thực hiện trước hết nhằm đưa ra những thông tin chung và cơ bản nhất về các cam kết liên quan đến ngành dệt may của Việt Nam trong các hiệp định thương mại. Cùng với việc trình bày một số đánh giá triển vọng và các vấn đề, thách thức, nghiên cứu sẽ có một số khuyến nghị đối với Chính phủ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của ngành dệt may. Nghiên cứu này được chuẩn bị chủ yếu cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may, mặc dù có thể sử dụng để tham khảo cho các đối tượng thuộc Chính phủ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, và các cơ quan nghiên cứu khác.
Ngoài phần Giới thiệu, báo cáo còn có 04 phần. Phần II tóm tắt các cam kết thương mại của Việt Nam trong ngành dệt may trong khung khổ WTO. Tiếp đó, phần III đánh giá lại diễn biến và triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam, có tính đến khả năng tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính được thể hiện qua các hiệp định thương mại. Phần III cũng nhìn nhận lại vai trò của Chính phủ và Hiệp hội Dệt May Việt Nam trong công tác phát triển ngành dệt may nói chung và thúc đẩy xuất khẩu dệt may nói riêng. Phần IV nêu lên những vấn đề và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may, nhìn từ góc độ các hiệp định thương mại. Cuối cùng, phần V rút ra một số kết luận chính, và đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, và các doanh nghiệp trong ngành dệt may.
[URL="/#_Toc249058234"]I. Giới thiệu chung. 4
[URL="/#_Toc249058235"]II. Cam kết thương mại của Việt Nam về dệt may trong các hiệp định thương mại 5
[URL="/#_Toc249058236"]A. WTO và các hiệp định có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may. 5
[URL="/#_Toc249058237"]B. Cam kết thuế quan của một số thị trường chính. 10
[URL="/#_Toc249058238"]C. Quyền lợi và nghĩa vụ cam kết của ngành dệt may Việt Nam 12
[URL="/#_Toc249058239"]III. Xuất khẩu hàng dệt may: Hiện trạng và triển vọng. 15
[URL="/#_Toc249058240"]A. Xuất khẩu hàng dệt may và vai trò trong thời gian qua, đặc biệt từ khi gia nhập WTO 15
[URL="/#_Toc249058241"]B. Một số phân tích đối với ngành dệt may của Việt Nam 18
[URL="/#_Toc249058242"]C. Tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính trong thời gian tới 21
[URL="/#_Toc249058243"]D. Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 24
[URL="/#_Toc249058244"]E. Vai trò của Chính phủ và Hiệp hội trong quá trình phát triển ngành dệt may nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. 27
[URL="/#_Toc249058245"]1. Các biện pháp chung. 27
[URL="/#_Toc249058246"]2. Các biện pháp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 30
[URL="/#_Toc249058247"]IV. Các vấn đề đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam 31
[URL="/#_Toc249058248"]V. Kết luận và khuyến nghị 37
[URL="/#_Toc249058249"]A. Kết luận. 37
[URL="/#_Toc249058250"]B. Khuyến nghị 38
[URL="/#_Toc249058251"]C. Đề xuất một số chương trình hành động. 41
[URL="/#_Toc249058252"]Tài liệu tham khảo. 4
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 63
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16