Mã tài liệu: 295579
Số trang: 40
Định dạng: zip
Dung lượng file: 373 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Lời giới thiệu
1. Bối cảnh nghiên cứu
Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranh tổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD** 2USD tính theo PPP/ngày và cứ 8 trong số 100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắp trên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói. Còn Việt Nam thì sao? Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có công tác xoá đói giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phương pháp xác định đường nghèo khổ của WB, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998 và hiện nay còn khoảng 30%. Theo tiêu chuẩn quốc gia tỷ lệ nghèo đói của nước ta giảm từ 30,01% năm 1992 xuống 11% năm 2000. Tuy quy mô đói nghèo toàn quốc giảm nhanh. Nhưng thực trạng cho thấy, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Con số các hộ bị tái nghèo là rất lớn bình quân hàng năm khoảng 50.000 hộ (riêng năm 1996 và 1997 mỗi năm khoảng gần 100.000 hộ do bão lụt. Nếu so sánh tình trạng đói nghèo của nước ta với các nước trên thế giới thì tính bức xúc của nó là rất lớn, ngưỡng nghèo của Việt Nam vẫn xa với ngưỡng nghèo của thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Với một tỷ lệ không nhỏ số dân đang sồng trong cảnh cùng cực, Việt Nam sẽ khó thực hiện được tiến trình CNH-HĐH đất nước. Vấn đề đặt ra là phải làm sao đẩy lùi được tình trạng đói nghèo xuống. Nhưng muốn có những chính sách, biện pháp xoá đói giảm nghèo hiệu quả thì nhất thiết phải hiểu được những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nghèo đói của Việt Nam. Nhận thức được yêu cầu bức thiết đó, nghiên cứu này sẽ tập trung đi sâu vào thực trạng nghèo đói ở Việt Nam, các nguyên nhân làm cho một số người rời vào cảnh khối cùng, các mối quan hệ giữa nghèo đói với công bằng xã hội, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng khác nhau. Nghiên cứu này còn giúp ta hiểu thêm mức độ, tầm ảnh hưởng của nghèo đói ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Nó ảnh hưởng như thế nào, tác động ra sao đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như sự cải thiện vị thế của quốc gia. Cuối cùng, nghiên cứu sẽ đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng để giúp xoá đói giảm nghèo hiệu quả hơn.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ chỉ ra tổng quan của sự nghèo đói trên thế giới và chủ yếu xoáy sâu vào tình trạng nghèo đói ở Việt Nam, trong những năm gần đây. Đối tượng được đề cập đến chính là những người nghèo đói. Họ là ai và mức khốn khổ của họ đến đâu, cần phải làm những gì cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Thông qua các ngưỡng nghèo, các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo như chất lượng của cuộc sống, mức nghèo đến đâu, tình trạng giáo dục ra sao, sự đảm bảo y tế như thế nào, tình trạng giáo dục ra sao, sự đảm bảo y tế như thế nào. Nó sẽ xác định được các đối tượng rơi vào diện nghèo, diện đói.
4. Các câu hỏi nghiên cứu
Để đánh giá chính xác về tình trạng của nghèo đói ta cần trả lời các câu hỏi:
- Đói nghèo là gì?
- Đói nghèo được biểu hiện ở những khía cạnh nào?
- Các chỉ tiêu và chuẩn mực để xác định và đánh giá đói nghèo?
- Thực trạng đói nghèo của Việt Nam trong những năm gần đây?
- Các nhân tố tác động đến tình trạng nghèo đói?
- Các biện pháp khắc phục?
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích được tình trạng nghèo đói thì ta cần dùng một số phương pháp như phân tích, đánh giá, so sánh, thống kê và mô tả nhằm phân tích xoáy sâu vào các nhân tố tác động đến sự nghèo khó, đánh giá xem mức độ nghèo đói đến đâu, diễn biến của nó như thế nào là phạm vi ảnh hưởng của nó ra sao. Mặt khác cần phải có sự kết hợp với các số liệu thống kê để phản ánh tình trạng nghèo đói một cách trung thực hơn, chính xác hơn. Qua đó cho phép ta so sánh được các người nghèo, các nhóm dân cư nghèo, các vùng nghèo và các quốc gia nghèo khác nhau.
6. Kết cấu của đề tài:
Đề tài sẽ được chia làm 3 phần:
Chương 1: Đói nghèo - các nguyên nhân dẫn tới đói nghèo.
Chương 2: Những nhân tố tác động đến đói nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm xoá đói giảm nghèo.
Do phạm vi nghiên cứu rộng, năng lực và kinh nghiệm bản thân có hạn, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được sự chỉ dẫn, gợi ý, nhận xét của thầy cô để bổ sung và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Nguyễn Vũ Phúc
Lớp K35-F1 trường Đại học Thương mại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 871
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 177
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 908
⬇ Lượt tải: 16