Mã tài liệu: 30069
Số trang: 75
Định dạng: docx
Dung lượng file: 306 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Sau hơn 10 năm đàm phán với các phiên về minh bạch hoá chính sách và mở cửa thị trường, ngày 11/01/2007, Việt Nam đ• trở thành thành viên chính thức của của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong quá trình đàm phán, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất. Theo lộ trình cam kết, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009. Tuy nhiên, không cần đợi đến thời điểm đó, trong thời gian vừa qua, hàng loạt các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đ• xây dựng kế hoạch, đưa Việt Nam vào thị trường phát triển chiến lược của mình. Nhận thức được sự hấp dẫn đó, thời gian qua, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ luôn được Chính phủ, nhà đầu tư và giới truyền thông dành cho sự quan tâm đặc biệt. Một loạt các sự kiện trong nước và thế giới đang diễn ra khẳng định một điều: người tiêu dùng và thị trường bán lẻ Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của giới kinh doanh hiện nay. Chính phủ cũng đ• đưa ra định hướng ưu tiên: năm 2006 là năm của kênh phân phối và bán lẻ.
Làn sóng xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài đ• gây ra áp lực mạnh mẽ đối với thị trường bán lẻ Việt Nam vốn tồn tại một cách phân tán, thiếu tập trung. ưu điểm của hệ thống bán lẻ Việt Nam là năng động, uyển chuyển, dễ bám sát nhu cầu tiêu dùng và dễ thích ứng với biến động thị trường. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại không ít những yếu kém như: trình độ chuyên nghiệp thấp, mang nặng tính truyền thống, rời rạc và bị cô lập. Một yếu tố nữa mà doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài là thiết bị và con người. Hơn nữa, đối mặt với các tập đoàn nước ngoài mạnh về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh, Nhà nước vẫn chưa có những chính sách quy hoạch rõ ràng cho thị trường bán lẻ. Gần một năm kể từ ngày gia nhập, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang lo lắng trước nguy cơ “thua trên sân nhà”. Nếu thua trên quy mô ngày càng rộng, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước, và hoạt động nhập khẩu cũng bị chi phối.
Dù thị trường bán lẻ có diễn biến ra sao, trước mắt hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu rất cơ bản mà nếu khắc phục được mới có thể tính đến chuyện cạnh tranh trên thị trường. Vậy để hệ thống bán lẻ trong nước cạnh tranh tốt khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, Nhà nước cũng như chính các doanh nghiệp phải có những giải pháp gì? Cần nhìn nhận ra sao trước những thách thức và cơ hội mà WTO mang lại cho thị trường bán lẻ Việt Nam?
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17