Mã tài liệu: 56936
Số trang: 33
Định dạng: docx
Dung lượng file: 126 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Thập kỉ cuối thế kỉ XX đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn về mọi mặt trong đời sống chính trị và kinh tế quốc tế , đặc biệt là những thành tựu về khoa học công nghệ. Hoà bình hợp tác vì sự phát triển ngày càng trở thành một đòi hỏi bức xúc của nhiều quốc gia và các dân tộc trên thế giới nhằm tập trung mọi nỗ lực và ưu tiên cho phát triển kinh tế. Những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ, nhất là công nghệ truyền thông và tin học, càng làm tăng thêm sự gắn kết giữa các quốc gia và các nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết đối với mỗi nước. Xu hướng này đã thể hiện rõ qua sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đây của sự trao đổi hàng hoá dịch vụ, vốn và công nghệ…giữa các nước trên thế giới và sự hình thành của nhiều thể chế hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề hết sức cấp thiết đối với nước ta khi chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang một nước công nghiệp, từ cơ chế bao cấp kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Là một nươc giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế còn lạc hậu nhu cầu về vốn, kinh nghiệm quản lý, khoa học công nghệ là rất lớn, vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn lực bên trong là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, chúng ta tiến hành xây dựng CNXH trong điều kiện nhiều thế lực trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá, hội nhập kinh tế quốc tế với những thời cơ và thách thức (thời cơ là ở chỗ bằng con đường hội nhập chúng ta có cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ, huy động nguồn vốn …để vươn lên ,nâng cao đời sống dân trí, còn thách thức là sự chủ quan chi phối của các cường quốc kinh tế tư bản, thúc đẩy định hướng toàn cầu hoá kinh tế theo mục đích, chủ hướng của mình) nên phải hết sức thận trọng, phải xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, không phụ thuộc vào bất cứ nước nào, thế lực nào.
Trong hoàn cảnh đó quan điểm về quan hệ đối ngoại của Đảng ta thấm nhuần quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn và quan điểm phát triển. Đại hội VI của Đảng ta đã đặt nền móng cho chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, mở đường cho quá trình và hội nhập khu vưch và thế giới của nước ta. Đại hội VII của Đảng đã phát triển phương châm “ thêm bạn bớt thù”, từ đại hội VI thành phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập phát triển” Trong văn kiện đại hội Đảng UX môt lần nữa Đảng ta khẳng định: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá,đa dạng hoá các quan hệ quốc tế . Viêt Nam sẵn sàng là bạn , là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng kinh tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển”.
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, cặp phạm trù cái chung, cái riêng , qui luật mâu thuẫn …là cơ sở của việc hội nhập kinh tế quốc tế –xu thê tất yếu của nhân loại.
Tóm lại, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trên cơ sở phát huy cao độ các nguồn nội lực là quyết định đồng thời thu hút vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, kết hợp nội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp ,xây dựng các chính sách, xây dựng chiến lước phát triển nâng cao sức mạnh của nèn kinh tế là nội dung quan trọng cảu đương lối kinh tế do Đại hội Đảng IX để ra. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là để có điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và ngược lạicó độc lập tự chủ về kinh tế thì mới có thể chủ động hội nhập kinh tế một cách có hiệu quả, bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc
Bước vào giai đoạn mới Việt Nam có nhiều cơ hội mới nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức. Bên cạnh những đường lối và chính sách đứng đắn, nhân tố con người cũng là một nhân tố rất quan trọng, đó là những con người có lý tưởng, có bản lĩnh có khả năng sáng tạo làm chủ được tri thức hiện đại. Đảng ta luôn coi giáo dục, khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu, quốc hội cũng thông qua và ban hành luật giá dục,luật khoa học công nghệ nên chúng ta có thể tin tưởng tương lai một đội ngũ lao động có đức, có tri thức sẽ là chìa khoá quyết định sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thành công, góp phần thực hiện các mục tiêu đại hội Đảng IX đề.
Đề tài gồm 3 nội dung chinh sau:
1. Hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Nền kinh tế độc lập tự chủ gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Phương hướng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 7333
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16