Mã tài liệu: 56873
Số trang: 16
Định dạng: docx
Dung lượng file: 117 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang trở thành một xu thế tất yếu khách quan của các quốc gia trên thế giới. Để có thể tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài như: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. . . đồng thời phát huy những khả năng nội lực, đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, giao lưu buôn bán và hợp tác nhiều mặt với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việt nam, kể từ khi thực hiện chính sách “đổi mới” nền kinh tế năm 1986, đã chính thức thể hiện quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại cho Việt nam những thành tựu đáng kể, góp phần tăng cường động cơ và nguồn lực cho sự phát triển kinh tế trong nước như: thu hút vốn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề và sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới; mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và tạo thêm nhiều việc làm mới. . .
Tuy nhiên, quá trình này cũng có những tác động thiếu tích cực tới nền kinh tế, tiềm ẩn những nguy cơ thách thức mới như: sự lệ thuộc về kinh tế vào các nước phát triển, giá trị văn hoá truyền thống có thể bị xói mòn, an ninh quốc phòng có thể trở nên kém an toàn, tài nguyên thiên nhiên khánh kiệt, môi trường bị huỷ hoại . . . Do vậy, tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”
Để phát huy những mặt tích cực mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại đồng thời khắc phục những tiêu cực của nó nhằm đạt được mục tiêu như Nghị quyết đại hội Đảng IX đã đề ra, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết tốt các vấn đề và các mối quan hệ trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, Việt nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN.
Tư tưởng độc lập tự chủ trong hội nhập cần được thể hiện trước hết trong việc tự mình quyết định đường lối phát triển kinh tế xã hội của mình. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chủ trương theo chủ nghĩa biệt lập, trái lại chúng ta phải luôn quan tâm nghiên cứu, lựa chọn học tập những kinh nghiệm quý báu của các nước khác.
Với những nhận thức như trên, thiết nghĩ chúng ta cần có sự đổi mới hơn về tư duy kinh tế độc lập tự chủ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế để xác định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế xã hội trung và dài hạn, cũng như các chính sách cụ thể trước mắt đưa nước ta tiến nhanh, mạnh và vững chắc trên con đường CNH, HĐH theo định hướng XHCN.
Cấu trúc tiểu luận này gồm 3 chương:
Chương I: Khái luận chung về nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Quan điểm của đảng và thực trạng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
Chương III: Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập tự chủ về kinh tế với hội nhập kinh tế quốc tế và một số giaỉ pháp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16