Mã tài liệu: 259509
Số trang: 190
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,925 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
?Mục lục
Nội dung Trang
Mở đầu 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ bán buôn, bán lẻ 7
1.1. Khái quát chung về dịch vụ bán buôn, bản lẻ 7
1.1.1. Khái niệm và phân loại bán buôn, bán lẻ 7
1.1.2. Vị trí và vai trò của bán buôn, bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân 14
1.1.3. Chức năng của bán buôn, bán lẻ 17
1.2. Đặc điểm và mô hình tổ chức dịch vụ bán buôn, bán lẻ 18
1.2.1. Đặc điểm 18
1.2.2. Mô hình tổ chức 19
1.3. Những xu hướng phát triển mới của dịch vụ bán buôn, bán lẻ 22
1.3.1. Xu hướng tập trung hoá hình thành các tập đoàn lớn chuyên kinh
doanh thương mại 22
1.3.2. Xu hướng toàn cầu hoá, các doanh nghiệp mở rộng dịch vụ bán buôn,
bán lẻ ra ngoài biên giới quốc gia 23
1.3.3. Thương mại điện tử bán buôn, bán lẻ 23
1.3.4. Sự hội nhập chức năng bán buôn, bán lẻ của các thương nhân 24
1.3.5. Phát triển các dịch vụ phục vụ khách hàng 25
1.3.6. Nhượng quyền thương mại phát triển sâu rộng hơn
25
1.4. Sự cần thiết nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán buôn,
bán lẻ ở Việt Nam 25
1.4.1. Yêu cầu chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ
mô của Nhà nước 25
1.4.2. áp lực cạnh tranh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 26
1.4.3. Vì sự phát triển bền vững kinh tế ư xã hội đất nước và nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân Việt Nam 28
Chương 2: Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ
của một số nước trên thế giới 29
2.1. Hoa Kỳ 29
2.1.1. Khái quát chung về dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Hoa Kỳ 29
2.1.2. Các chế định pháp lý điều chỉnh dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ 30
2.1.3. Mô hình hoạt động và phương thức bán buôn, bán lẻ 32
2.1.4. Một số mô hình tổ chức bán buôn, bán lẻ 42
2.2. Nhật Bản 44
2.2.1. Khái quát chung về dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Nhật Bản 44
2.2.2. Các chế định pháp lý điều chỉnh dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Nhật Bản 45
2.2.3. Mô hình tổ chức và phương thức kinh doanh 51
2.3. Trung Quốc 56
2.3.1. Khái quát chung về dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Trung Quốc 56
2.3.2. Các chế định pháp lý 57
2.3.3. Mô hình tổ chức và phương thức quản lý kinh doanh 65
2.4. Thái Lan 69
2.4.1. Khái quát chung về dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Thái Lan 69
2.4.2. Các chế định pháp lý về dịch vụ bán buôn, bán lẻ 70
2.4.3. Mô hình tổ chức và phương thức quản lý kinh doanh bán buôn, bán lẻ
ở Thái Lan 74
2.5. Một số bài học kinh nghiệm của các nước 78
2.5.1. Về các định chế pháp lý 78
2.5.2. Về mô hình hoạt động bán buôn, bán lẻ 80
2.5.3. Về phương thức tổ chức quản lý kinh doanh của thương nhân 83
Chương 3: giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ bán
buôn, bán lẻ ở việt nam thời gian tới năm 2010, tầm nhìn 2020 88
3.1. Thực trạng những vấn đề đặt ra đối với dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở
Việt Nam hiện nay 88
3.1.1. Thực trạng dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam thời gian qua 88
3.1.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển dịch vụ
bán buôn, bán lẻ ở nước ta hiện nay 97
3.2. Bối cảnh và điều kiện mới đối với việc phát triển dịch vụ bán buôn,
bán lẻ của Việt Nam thời gian tới 103
3.2.1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế 103
3.2.2. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển dịch vụ bán
buôn, bán lẻ ở nước ta 106
3.3. Quan điểm và phương hướng phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ
của Việt Nam thời gian tới 108
3.3.1. Các quan điểm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ j N 108
3.3.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam thời gian tới 109
3.3.3. Phương hướng phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ 110
3.4. Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt nam
111
thời gian tới
3.4.1. Nhóm giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp lý về dịch vụ
bán buôn, bán lẻ 111
3.4.2. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực triển khai ứng dụng các mô hình
hoạt động thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại tiên tiến của thế giới 115
3.4.3. Nhóm giải pháp phát triển các phương thức quản lý kinh doanh bán
buôn, bán lẻ hiện đại ở Việt Nam 117
3.4.4. Các giải pháp khác 119
123
Kết luận
Tài liệu tham khảo 125
Phụ Lục 127
Mở đầu
Sự cần thiết nghiên cứu:
Dịch vụ bán buôn, bán lẻ là những hoạt động quan trọng của nền kinh tế
quốc dân. Với việc thực hiện các chức năng lưu thông, phân phối và là các mắt
xích không thể thiếu trong hệ thống phân phối hàng hoá từ khâu sản xuất tới
người tiêu thụ cuối cùng, dịch vụ bán buôn, bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong
quá trình thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy
phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Khi
xã hội càng phát triển, trình độ phân công lao động xã hội, trình độ chuyên môn
hoá càng cao và nhu cầu của người tiêu dùng càng được cá biệt hoá thì vai trò
của dịch vụ bán buôn, bán lẻ càng trở nên quan trọng.
Kể từ khi đổi mới nền kinh tế, nhất là bắt đầu từ những năm 90, khi Việt
Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng hơn vào nền
kinh tế thế giới và khu vực, dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam, bên cạnh các
yếu tố truyền thống, đã xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố hiện đại của các tập
đoàn phân phối lớn nước ngoài và một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Đến
nay, sau 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, chúng ta đã có hệ thống dịch vụ
bán buôn, bán lẻ tương đối hoàn chỉnh, kết hợp cả truyền thống và hiện đại với
sự tham gia của hầu hết các khu vực kinh tế. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ đã góp
phần quan trọng thúc đẩy mở rộng lưu thông phân phối, lưu chuyển hàng hoá và
dich vụ trên thị trường nội địa và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước.
Tuy nhiên, do Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, dịch
vụ bán buôn, bán lẻ ở nước ta không tránh khỏi còn nhiều hạn chế, bất cập và
thực sự chưa đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông, phân phối hàng hoá trên thị trường
nội địa.
- Trước hết, nhận thức và kiến thức về dịch vụ bán buôn, bán lẻ trong cơ chế
kinh tế thị trường còn hạn chế trong toàn xã hội, kể cả các nhà quản lý, các
doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Thứ hai, việc hình thành và phát triển của dịch vụ bán buôn, bán lẻ Việt
Nam trong thời gian dài của thời kỳ đầu Đổi mới diễn ra một cách tự phát, thiếu
sự quản lý, điều hành của Nhà nước bằng các thể chế chính sách cụ thể và thực
tiễn, do đó thị trường còn bị buông lỏng, nhiều mâu thuẫn phát sinh chưa giải
quyết được, những bất ổn về thị trường vẫn còn tiềm ẩn;
ư Thứ ba, các mô hình bán buôn, bán lẻ chủ yếu vẫn là các mô hình truyền
thống của nền sản xuất hàng hoá nhỏ, các mô hình bán buôn, bán lẻ hiện đại
chưa nhiều, chưa được tổ chức chặt chẽ theo các hình thức và cấp độ phù hợp đã
gây tác động xấu đến lưu thông hàng hoá. Hệ thống doanh nghiệp, hệ thống
thương nhân, tổ chức kênh lưu thông từ nơi phát luồng hàng đến nơi tiêu thụ cuối
cùng còn bị cắt khúc thành nhiều tầng nấc làm cho lưu thông hàng hoá chậm
chạp, giảm sức cạnh tranh, gây ra lãng phí trong lưu thông;
ư Thứ tư, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của hệ thống bán buôn, bán lẻ nhìn
chung còn yếu kém, lạc hậu và thiếu thốn;
ư Thứ năm, nguồn nhân lực tham gia các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt
Nam còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường, thiếu
kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn bán buôn, bán lẻ hiện đại
Cuối cùng, việc Việt Nam đã gia nhập WTO và chúng ta bắt đầu thực hiện
nghĩa vụ đồng thời được hưởng quyền lợi thành viên từ ngày 11 tháng giêng
2007 sẽ tác động mạnh mẽ làm thay đổi môi trường dịch vụ bán buôn, bán lẻ. Cơ
hội mới mở ra để CNH, HĐH lĩnh vực bán buôn, bán lẻ là rất lớn nhưng những
thách thức mà dịch vụ bán buôn, bán lẻ của nước ta phải đối mặt cũng gia tăng.
Đó là thách thức của cuộc cạnh tranh không cân sức giữa các tập đoàn phân phối
lớn nước ngoài tham gia chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với các nhà bán buôn,
bán lẻ nhỏ trong nước. Đối với quản lý nhà nước, đó là thách thức trong việc đảm
bảo cân bằng thương mại và phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ Việt Nam theo
cơ chế kinh tế thị trường, văn minh, hiện đại, đáp ứng tốt nhất yêu cầu CNH,
HĐH đất nước.
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về bán buôn, bán lẻ và rút ra những
bài học bổ ích có thể áp dụng cho Việt Nam chính là bước “đi tắt, đón đầu”
nhằm thực hiện cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ của Việt Nam
để vượt qua các thách thức trên, phát triển các dịch vụ này theo hướng tiên tiến,
hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế ư xã hội đất nước.
Hơn nữa, việc áp dụng các dịch vụ bán buôn, bán lẻ hiện đại theo kinh nghiệm
của nước ngoài cũng giúp các thương nhân Việt Nam nâng cao được năng lực
cạnh tranh để có thể duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường nội địa, đối phó
thắng lợi với sự xâm lấn của các nhà phân phối nước ngoài sau khi Việt Nam đã
gia nhập WTO. Điều không kém phần quan trọng là qua việc vận dụng thành
công kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại của nước ngoài, dịch vụ bán buôn, bán lẻ
của Việt Nam sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế, giúp tăng tỷ trọng của
dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nước nhà, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững . Đây chính là
những lý do dẫn đến sự cần thiết thực hiện đề tài.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Trải qua quá trình 20 năm thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt
Năm đã đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế ư xã hội. Với quy
2
mô thị trường hơn 84 triệu người tiêu dùng hiện nay, với tốc độ tăng trưởng GDP
vào hàng nhanh nhất thế giới (tăng bình quân hàng năm đạt trên 7,5%) và chỉ số
phát triển con người (HDI) tiến bộ, lại kiên trì và quyết tâm thực hiện Đổi mới và
hội nhập kinh tế quốc tế thị trường Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn quốc
tế lớn. Không chỉ các nhà phân phối nước ngoài quan tâm nghiên cứu lĩnh vực
bán buôn, bán lẻ của Việt Nam để thâm nhập thị trường tiềm năng lớn này mà
các tổ chức quốc tế, các nước và các học giả trên thế giới cũng rất quan tâm
nghiên cứu công cuộc Đổi mới và sự phát triển tương đối nhanh chóng và ổn
định của Việt Nam thời gian qua để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Vì
vậy, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan
đến lĩnh vực bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam. Có thể kể ra ở đây các công trình liên
quan trực tiếp đến dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam như Hội thảo “Chính
sách phát triển các mô hình phân phối hàng hoá hiện đại” trong khuôn khổ
Dự án “Nâng cao năng lực cho Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam” do Chính phủ Phần Lan tài trợ; Dự án “Nghiên cứu xây dựng khuôn
khổ pháp lý cho hệ thống phân phối Việt Nam” do Tổ chức Hợp tác Quốc tế
Đức (GTZ) thực hiện. Các Dự án của ADB thực hiện ở Việt Nam về chủ đề
“Thương mại, giảm nghèo và phát triển con người” Đó là chưa kể các công
trình nghiên cứu, khảo sát chi tiết cho mục đích thâm nhập và phát triển thị
trường Việt Nam của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài như Cash&Carry,
Espace Bourbon .
ư Tình hình nghiên cứu trong nước:
Phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối của Việt Nam
đã được Nhà nước, các Bộ, Ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Các chủ trương chính sách lớn của
Nhà nước về phát triển thương mại trong nước thời gian qua phải kể tới đó là
Nghị định 02/2003/NĐưCP của Chính phủ ngày 14/01/2003 về phát triển và quản
lý chợ, Quyết định 311/QĐưTTg ngày 20/03/2003 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thị
trường nông thôn đến năm 2010” và Chỉ thị 13/2004/CTưTTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị
trường nội địa đã chứa đựng các nội dung quan trọng về phát triển dịch vụ bán
buôn, bán lẻ ở Việt Nam. Quyết định 1371/2004/QĐưBTM ngày 24 tháng 09
năm 2004 của Bộ Thương mại ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại
quy định tiêu chuẩn và phương thức quản lý hoạt động siêu thị và trung tâm
thương mại ở Việt Nam. Ngoài ra, những vấn đề liên quan tới dịch vụ bán
buôn, bán lẻ còn được đề cập trong tất cả các đề án quy hoạch phát triển
thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng thương mại quốc gia và của các tỉnh,
thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu, dự án khoa
học và công nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến dịch vụ bán buôn, bán lẻ được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô đã góp phần vào việc phát triển dịch vụ
bán buôn, bán lẻ của nước ta như hiện nay như:
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng thương mại ư hệ thống chợ” do Viện Nghiên cứu Thương mại
thực hiện năm 2005 tập trung nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm phát triển
kết cấu hạ tầng các chợ ở Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm
hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông
nghiệp trọng điểm ở nước ta” do Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện năm
2005. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp cả ở tầm vĩ mô
và vi mô nhằm phát triển các chợ đầu mối bán buôn hàng nông sản ở Việt Nam
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu
thị của Việt Nam hiện nay” do Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện năm
2005. Trong đề tài này, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển siêu thị ư một loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại mới ra đời ở
Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 210
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 17