Tìm tài liệu

Nang cao kha nang canh tranh cua cong ty TNHH thuong mai va xay dung Thai Phuong tren thi truong

Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường

Upload bởi: nguyenphithanh07

Mã tài liệu: 221916

Số trang: 73

Định dạng: doc

Dung lượng file: 480 Kb

Chuyên mục: Kinh tế thương mại

Info

97 trang

MỞ ĐẦU

Ở nước ta, trong cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp trước đây, cạnh tranh thị trường được hiểu một cách méo mó. Suốt một thời gian dài chúng ta coi cạnh tranh thị trường là cá lớn nuốt cá bé và chỉ thấy mặt tiêu cực của nó. Thật ra cạnh tranh thị trường là cơ chế hai đầu. Một mặt, nó đẩy các Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đến chỗ phá sản, mặt khác, nó lại tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp nắm vững “luật chơi” phát triển. Vì thế đừng lấy làm lạ khi một ngày kia sẽ có những chủ Doanh nghiệp mà tên tuổi của họ ngời chói trong làng kinh doanh cho dù hôm nay ta còn chưa biết họ ở đâu. Và cũng một ngày kia, sẽ có những cơ sở bị tiêu vong cho dù những cơ sở này đã từng một thời cung cấp phần lớn các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cho xã hội. Đó cũng là lý do giải thích vì sao có người cho rằng thị trường và cạnh tranh là con dao hai lưỡi Thị trường với doanh nghiệp này là cái “nôi” nhưng với Doanh nghiệp kia lại là “ nghĩa địa”, và cạnh tranh, với doanh nghiệp này là động lực, là niềm phấn khích để phát triển, trong khi với Doanh nghiệp khác lại như một hành động tự sát, là con đường dẫn đến diệt vong.

Thực tế cho thấy, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều Doanh nghiệp đã và đang khẳng định khả năng, vị trí của mình, đứng vững trong cơ chế mới và bắt đầu vươn lên. Bên cạnh đó, một số Doanh nghiệp khác do làm ăn kém hiệu quả đã phải sát nhập hoặc phá sản.

Là một Doanh nghiệp, công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương đã nhanh chóng thích ứng với cơ chế, từng bước tạo lập và dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường, sản phẩm của Công ty đã được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, do mức độ cạnh tranh của ngành sản xuất kinh doanh xây dựng và vật liệu xây dựng ngày càng gay gắt, công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương sẽ phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. Bởi vậy những gì đã đạt được của Công ty sẽ luôn luôn bị đe doạ trong tương lai. Do đó việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương là một tất yếu.

Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH TM và xây dựng Thái Phương, với tâm huyết của mình, em xin chọn và trình bày luận văn với đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường ”, với hy vọng sẽ đóng góp phần nào vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới.

BẢN LUẬN VĂN GỒM BA PHẦN CHÍNH

CHƯƠNG I : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ XÂY DỰNG THÁI PHƯƠNG.

CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ XÂY DỰNG THÁI PHƯƠNG.

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH

VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Một số quan điểm về cạnh tranh của doanh nghiệp

Cạnh tranh là quy luật kinh tế tất yếu khách quan tồn tại gắn liền với cơ chế thị trường. Nói đến cơ chế thị trường là nói đến cạnh tranh. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải chấp nhận và tuân theo quy luật cạnh tranh. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể đưa một doanh nghiệp đạt đến vị trí cao hơn trên thị trường nhưng cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến con đường phá sản, diệt vong.

Khái niệm cạnh tranh đã được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội.

Theo Marx: Cạnh tranh Tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Nghiên cứu về sản xuất Tư bản chủ nghĩa, Marx đã khẳng định rằng quy luật cơ bản của Chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư. Marx cũng chỉ rõ nhiều quy luật khác của phương thức sản xuất này trong đó có quy luật cạnh tranh. Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh TBCN là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người để ý và tham gia, ngược lại những ngành, lĩnh vực mà tỷ suất lợi nhuận thấp thì sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm, một chiều mà là một chiến lược lâu dài, đó không phải là sự “né tránh cạnh tranh”, nói cách khác, cạnh tranh là tất yếu.

Hai nhà kinh tế học của Mỹ là P.A.Samuelson và W.D.Nordhause trong cuốn Kinh tế học cho rằng: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành lấy khách hàng hay thị trường.

Theo cuốn từ điển kinh doanh thì cạnh tranh trong kinh tế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

Từ các quan điểm khác nhau về cạnh tranh nêu trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: “ đó là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành lấy một số nhân tố sản xuất hay khách hàng nhằm cải thiện và nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được những mục tiêu cụ thể như lợi nhuận, doanh số hay thị phần. Như vậy cạnh tranh đồng nghĩa với sự ganh đua giữa các doanh nghiệp.”

Xu thế toàn cầu hoá hiện nay gắn liền với quá trình mở cửa thị trường của các quốc gia. Vì vậy, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là khái niệm không chỉ được sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp hay phạm vi ngành mà nó được sử dụng cho cả phạm vi quốc gia, khu vực liên quốc gia Như vậy cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh ngày càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ là sự loại bỏ những Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và sự tồn tại phát triển của các Doanh nghiệp làm ăn tốt. Đó là quy luật của sự phát triển, là cơ sở tiền đề cho sự thành công của mỗi quốc gia trong vấn đề thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Cạnh tranh là hiện tượng gắn liền với nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh chỉ xuất hiện dưới những tiền đề kinh tế và pháp lí cụ thể. Ngày nay có lẽ không ai còn hoài nghi về sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường ở nước ta và vì vậy cạnh tranh đã được nhìn nhận chung như là động lực phát triển nội tại của nền kinh tế thị trường.

1.1.2. Các loại hình cạnh tranh

Tuỳ theo từng tiêu thức mà người ta phân ra thành các loại hình cạnh tranh khác nhau.

1.1.2.1. Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường

a. Cạnh tranh hoàn hảo

Đây là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người mua và người bán độc lập với nhau. Mỗi người đều có thể tự do gia nhập hay rút khỏi thị trường. Giao dịch bình thường của một người mua hay một người bán là quá nhỏ bé, không ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường.

Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng mà mình có thể sản xuất ra ở mức giá mà thị trường đang thịnh hành. Nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn giá thị trường thì doanh nghiệp sẽ không bán được sản phẩm do người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sản phẩm của những doanh nghiệp khác với mức giá rẻ hơn. Như vậy, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với sản phẩm của mình bán ra. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với lượng cung của thị trường, vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến tổng sản lượng hay giá cả trên thị trường.

b. Cạnh tranh không hoàn hảo

Là hình thức cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một số nhà sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình hay tác động đến giá cả thị trường.

c. Cạnh tranh độc quyền

Đây là hình thức cạnh tranh trên thị trường mà ở đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán những sản phẩm phân biệt đã được làm cho khác với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Sự khác nhau này có thể là về hình dáng, kích thước, chất lượng, nhãn mác Các sản phẩm do doanh nghiệp làm ra với các sản phẩm khác trên thị trường có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Nói cách khác, độ co giãn của cầu theo giá chéo trong cạnh tranh độc quyền là cao nhưng không phải là vô cùng. Trong rất nhiều trường hợp, người bán có thể buộc người mua chấp nhận mức giá mà mình đưa ra.

1.1.2.2. Căn cứ vào các chủ thể tham gia thị trường

a. Cạnh tranh giữa người bán và người mua

Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Người mua luôn mong muốn mua được sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình với mức giá rẻ nhất. Ngược lại, người bán luôn muốn bán được sản phẩm của mình với mức giá cao nhất có thể để thu về lợi nhuận lớn nhất. Sự cạnh tranh này được thực hiện thông qua quá trình thương lượng giữa người người mua và người bán để đi đến một mức giá thống nhất mà cả hai bên đều thoả mãn. Khi đó hành động mua bán sẽ được thực hiện ở mức giá cuối cùng này.

b. Cạnh tranh giữa người mua với nhau

Loại hình cạnh tranh này chỉ xảy ra trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu. Khi lượng hàng hoá dịch vụ nào đó được cung ứng trên thị trường nhỏ hơn so với nhu cầu tiêu dùng thì chúng sẽ gây nên hiện tượng khan hiếm trên thị trường. Lúc này người mua sẵn sàng chấp nhận trả mức giá cao hơn để có được hàng hoá, dịch vụ mà mình cần. Điều này khiến cho giá cả của hàng hoá, dịch vụ đó không ngừng tăng lên. Kết quả là người bán sẽ thu được lợi nhuận tối đa còn người mua sẽ phải chịu thiệt hại.

c. Cạnh tranh giữa người bán với nhau

Là cuộc cạnh tranh chính trên thị trường. Đây là cuộc cạnh tranh mang tính chất gay go, khốc liệt nhất. Nó có ý nghĩa quyết định sống còn đối với doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp tham gia trên thị trường đều mong muốn thu hút được nhiều khách hàng hơn, chiếm lĩnh được thị phần của đối thủ. Muốn vậy họ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Khi mà nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, số lượng người bán trên thị trường ngày càng nhiều thì cuộc cạnh tranh này ngày càng khốc liệt hơn. Những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không có chiến lược cạnh tranh thích hợp sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường. Ngược lại, doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh hơn các đối thủ khác sẽ đứng vững và tiếp tục phát triển.

1.1.2.3. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế

a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Quá trình cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách để không ngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội để giành được ưu thế trong cạnh tranh. Kết quả tất yếu của cạnh tranh trong nội bộ ngành là làm cho điều kiện sản xuất trung bình trong ngành đó thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống.

b. Cạnh tranh giữa các ngành

Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các ngành sản xuất khác nhau sẽ có điều kiện sản xuất khác nhau và do đó tỷ suất lợi nhuận cũng khác nhau. Trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp luôn bị hấp dẫn bởi những ngành mang lại lợi nhuận cao nên vốn đầu tư thường được chuyển từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự chuyển dịch này vô hình chung hình thành nên sự phân phối vốn cũng như các yếu tố sản xuất hợp lý giữa các ngành, kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân, tức là các chủ doanh nghiệp đầu tư một số vốn như nhau vào các ngành khác nhau thì lợi nhuận mà họ thu được là ngang nhau.

1.1.3. Các công cụ cạnh tranh

Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để giành lấy phần thắng lợi. Một số công cụ mà doanh nghiệp thường dùng đó là: giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán hàng, hệ thống kênh phân phối và các hoạt động xúc tiến thương mại

1.1.3.1. Giá cả sản phẩm

Giá là một trong những công cụ quan trọng trong cạnh tranh, cạnh tranh bằng giá cả đồng nghĩa với việc kinh doanh với chi phí thấp để bán với mức giá hạ và thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Mặc dù giá trị là cơ sở của giá cả nhưng trên thị trường, giá cả luôn biến động lên xuống xoay quanh giá trị của hàng hoá. Trong kinh tế thị trường, giá cả là yếu tố rất nhạy cảm. Nó có thể thay đổi một cách nhanh chóng và do đó người ta có thể sử dụng nó như một công cụ để cạnh tranh.

Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Điều đó tạo điều kiện cho sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh ngày càng cao.

Có thể nói rằng, giá cả là công cụ cạnh tranh rất linh hoạt, được dùng phổ biến trong cạnh tranh nhưng không phải lúc nào cũng là công cụ hữu hiệu để giành chiến thắng. Do đó, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tập khách hàng mục tiêu của mình cũng như điều kiện thực tế trên thị trường để xây dựng chính sách giá hợp lý, trên cơ sở đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.3.2. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là hệ thống các đặc tính bên trong của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được và so sánh được. Phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội.

Việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao sẽ tạo ra danh tiếng cho thương hiệu sản phẩm của công ty. Từ đó cho phép công ty đặt giá sản phẩm của mình cao hơn so với các sản phẩm cùng loại, tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ là lực hút để kéo khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó tạo lập được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường khi khách hàng có sự lựa chọn giữa các mặt hàng khác nhau của cùng một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ thì vấn đề sản phẩm càng trở nên quan trọng.

Tuy nhiên, để tăng chất lượng kết cấu của bất kỳ một sản phẩm nào cũng đòi hỏi phải tăng chi phí (C1). Điều đó khiến cho không ít doanh nghiệp ngại ngùng trước quyết định đầu tư vào chất lượng. Thực tế đã chứng minh rằng khi tăng chất lượng một sản phẩm cụ thể sẽ làm giảm đi những chi phí sản xuất tàng ẩn dưới các dạng:

- Giảm số khuyết tật, tăng tỷ lệ sản phẩm chấp nhận được (C2);

- Giảm tỷ lệ phế phẩm ở mức cao nhất (C3);

- Giảm chi phí kiểm tra (C4)

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao khả ...

Upload: frigidman81

📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 585
Lượt tải: 18

Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty ...

Upload: tien75sg

📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 451
Lượt tải: 16

Giải pháp marketing mix nhằm nâng cao năng ...

Upload: manlysg2010

📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 291
Lượt tải: 16

Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: phlghoang

📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 234
Lượt tải: 16

Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: sh_dai_ca_dep_trai

📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: thamnguyen_qdtck

📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 148
Lượt tải: 16

Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: thosan1974

📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 514
Lượt tải: 16

Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh mặt ...

Upload: phuonght1

📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 641
Lượt tải: 17

Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: mrthanhceo

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 602
Lượt tải: 16

Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ...

Upload: dinhhung44d

📎
👁 Lượt xem: 474
Lượt tải: 16

Giải pháp Marketing- Mix nhằm nâng cao năng ...

Upload: dongngh

📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1357
Lượt tải: 21

Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh ...

Upload: thosan01

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 354
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty ...

Upload: nguyenphithanh07

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 278
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Kinh tế Kinh tế thương mại
Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường 97 trang MỞ ĐẦU Ở nước ta, trong cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp trước đây, cạnh tranh thị trường được hiểu một cách méo mó. Suốt một thời gian dài chúng ta coi cạnh tranh thị trường là cá lớn nuốt cá bé và chỉ thấy mặt tiêu cực của nó. Thật ra doc Đăng bởi
5 stars - 221916 reviews
Thông tin tài liệu 73 trang Đăng bởi: nguyenphithanh07 - 31/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 31/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường