Mã tài liệu: 138281
Số trang: 99
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế mới này, tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều được tự do phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Do thực hiện những chính sách đổi mới cơ chế kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đang dần khởi sắc và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, về cơ bản, Việt Nam vẫn là nước có nền công nghiệp chưa phát triển,trình độ kỹ thuật, trang thiết bị còn nghèo nàn lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Nhập khẩu vật tư kỹ thuật góp phần hạn chế những yếu kém của nền sản xuất trong nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tranh thủ tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới, theo kịp trình độ công nghệ cơ khí của các nước phát triển. Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, ngành cơ khí nước ta càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Đặc biệt đối với ngành cơ khí giao thông vận tải, nhìn chung công nghệ sản xuất chưa phát triển mà chủ yếu vẫn là lắp ráp và sửa chữa thì nhập khẩu vật tư kỹ thuật là không thể tránh khỏi.
Không còn là cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước phải tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm đối với những kết quả của hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, mỗi doanh nghiệp chọn cho mình một hướng đi và có những biện pháp riêng để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình kinh doanh đi đến thắng lợi. Trong những năm gần đây, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở nước ta có một vị trí hết sức quan trọng, ngày càng có những đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách và tổng sản phẩm quốc nội. Để đạt được hiệu quả của sản xuất - kinh doanh phải đảm bảo được yếu tố đầu vào. Do vậy phải có kế hoạch mua sắm vật tư kỹ thuật trong đó kế hoạch nhập khẩu vật tư là bộ phận quan trọng.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về kế hoạch nhập khẩu vật tư ở doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh
Chương II: Thực trạng công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch nhập khẩu vật tư cho sản xuất - kinh doanh ở Tổng công ty cơ khí GTVT
Chương III: Hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch nhập khẩu vật tư cho sản xuất - kinh doanh ở Tổng công ty cơ khí GTVT
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 88
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16