Mã tài liệu: 217154
Số trang: 84
Định dạng: doc
Dung lượng file: 572 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8
1.1. KHÁI LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8
1.1.1. Những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. 9
1.1.2. Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. 11
1.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 11
1.2.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đưa lại. 11
1.2.2. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đưa lại. 13
1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 15
1.3.1. Đối với nền kinh tế thế giới. 15
1.3.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. 16
1.3.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp. 19
1.4.ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 20
1.4.1. Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung
và xuất khẩu nói riêng 20
1.4.2. Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ TÌNH HÌNH HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 22
2.1. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ 1997-2001. 22
2.1.1. Rủi ro xuất khẩu theo nhóm hàng. 23
2.1.1.1. Nhóm hàng Dầu thô 24
2.1.1.2. Nhóm hàng Công nghiệp nhẹ (may mặc, giày dép . ). 26
2.1.1.3. Nhóm hàng Nông sản. 30
2.1.1.4. Nhóm hàng Thuỷ hải sản. 40
2.1.1.5. Nhóm hàng Thủ công mỹ nghệ. 46
2.1.1.6. Nhóm hàng Điện tử và linh kiện vi tính. 47
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực và tác động của rủi ro với từng khu vực thị trường. 48
2.1.2.1. Khu vực Châu Á. 49
2.1.2.2. Khu vực Châu Âu. 52
2.1.2.3. Khu vực Châu Mỹ. 54
2.1.2.4. Các khu vực khác 55
2.2. TÌNH HÌNH NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO XUẤT KHẨU TRONG NHỮNG
NĂM QUA. 58
2.2.1. Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu: 58
2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan 58
2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 60
2.2.2. Việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. 64
Kết luận chương 2. 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 67
3.1. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO. 67
3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC. 68
3.2.1. Thiết lập chính sách ngoại thương có tính chiến lược và duy trì một cơ chế điều hành xuất nhập khẩu ổn định, lâu dài nhằm hạn chế rủi ro, chính trị, pháp lý. 69
3.2.2. Nhanh chóng thiết lập Trung tâm thông tin phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuất khẩu. 69
3.2.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận làm công tác thương vụ ở nước ngoài. 70
3.2.4. Mở rộng các hoạt động tài trợ, tư vấn xuất khẩu. 71
3.2.5. Đổi mới chính sách thuế và duy trì tỷ giá hợp lý trên cơ sở khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu. 72
3.2.6. Thực hiện cải cách qui trình thủ tục hải quan để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. 75
3.3. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 75
3.3.1. Chủ động và tăng cường hơn nữa về Marketing xuất khẩu 75
3.3.2. Chủ động khai thác và cập nhật thông tin. 80
3.3.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương ở cơ sở mình. 81
3.3.4. Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, tạo dựng các liên minh kinh tế giữa các doanh nghiệp. 81
3.3.5. Tạo dựng mối liên kết tốt với ngân hàng và các tổ chức tài chính. 82
3.3.6. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu. 84
3.3.6.1. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình đàm phán ký
kết hợp đồng. 83
3.3.6.2. Phòng ngừa hạn chế rủi ro trong quá trình chuẩn bị
nguồn hàng. 85
3.3.6.3. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển, giao nhận làm thủ tục hải quan. 86
3.3.6.4. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán, mua bảo hiểm. 87
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT TÊN BẢNG BIỂU Trang
BẢNG 01 Xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997 – 2001 22
BẢNG 02 Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 1997 - 2001 24
BẢNG 03 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may và giày dép giai đoạn 1997 - 2001 26
BẢNG 04 Tình hình xuất khẩu gạo giai đoạn 1997 – 2001 32
BẢNG 05 Tình hình xuất khẩu cà phê giai đoạn 1997 - 2001 34
BẢNG 06 Tình hình xuất khẩu cao su giai đoạn 1997 - 2001 37
BẢNG 07 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 1997 - 2001 41
BẢNG 08 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1997 - 2001 46
BẢNG 9 Tình hình xuất khẩu máy vi tính và linh kiện lắp ráp giai đoạn 1997 – 2001 47
BẢNG 10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 1997 - 2001 49
PHỤ LỤC 1 Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản 1997 - 2001 93
PHỤ LỤC 2 Kim ngạch xuất khẩu sang Singapore 1997 - 2001 94
PHỤ LỤC 3 Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan 1997 - 2001 95
PHỤ LỤC 4 Kim ngạch xuất khẩu sang Đức 1997 - 2001 96
PHỤ LỤC 5 Kim ngạch xuất khẩu sang Úc 1997 - 2001 97
PHỤ LỤC 6 Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ 1997 - 2001 98
PHỤ LỤC 7 Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 1997 - 2001 99
PHỤ LỤC 8 Kim ngạch xuất khẩu sang Philipin 1997 - 2001 100
PHỤ LỤC 9 Kim ngạch xuất khẩu sang Anh 1997 - 2001 101
PHỤ LỤC 10 Kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông 1997 - 2001 102
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đạt mức tăng trưởng khá cao (từ 18% - 20%) góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhưng hoạt động xuất khẩu càng gia tăng thì rủi ro của việc xuất khẩu ngày càng lớn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những rủi ro, nhằm duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam trong thời gian tới.
Ngày nay, xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế toàn cầu. gia tăng làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc tất yếu là các quốc gia phải mở cửa để hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam khó có thể đẩy mạnh xuất khẩu và đảm bảo hiệu quả xuất khẩu nếu như không có những biện pháp hữu hiệu để phòng tránh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu.
Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những rủi ro phát sinh trong quá trình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng qua từng thời kỳ là hết sức cần thiết. Từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm hạn chế rủi ro xuất khẩu. Điều này càng có ý nghĩa hơn với chủ trương khuyến khích, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Nhà nước. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Trong lĩnh vực xuất khẩu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý, các nhà hoặch định chính sách và đã có nhiều công trình đã được công bố như : TS Nguyễn Cảnh Lâm: “Làm sao xuất khẩu có hiệu quả" -1997, TS Vũ Hữu Hà: "Tiếp thị xuất khẩu"-2000, TS Lê Đức Linh: "Xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ"-1999 và nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Nhưng nhìn chung các công trình đã nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số khía cạnh nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu, những công trình nghiên cứu cụ thể mang tính khả thi về vấn đề hạn chế những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu thì chưa nhiều, mà rủi ro trong xuất khẩu là một vấn đề phức tạp nên khó có thể định tính, định lượng đầy đủ hậu quả của các loại rủi ro đó, doanh nghiệp chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế, khó có khả năng loại bỏ hẳn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân đưa đến rủi ro và đề xuất những giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Tên của đề tài đã xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Việt Nam, tổng kết những rủi ro và tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1997 – 2001.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê so sánh, phân tích thực chứng .
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn:
Hệ thống hoá và luận giải những vấn đề lý luận về xuất khẩu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu.
Phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua và nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng rủi ro và tình hình hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 18