Mã tài liệu: 121749
Số trang: 47
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Trong điêu kiện hiện nay khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc thì việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế của khu vực và thế giới, các nước cần phải tự tìm ra những lợi thế của mình trong quá trình hợp tác và phát triển. Mỗi quốc gia không những phải khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực trong nước, mà còn cần phải tận dụng triệt để các cơ hội từ bên ngoài.
Việt Nam hiện nay là một trong những nước có chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Trong điều kiện đó Việt Nam cũng cần phải tiến theo xu thế mang tính quy luật này. thực hiện đường lối của Đảng đề ra, từ năm 1986 đến nay, nhất là từ năm 1990, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực. Đại hội đảng lần thứ VII và VIII đã nhấn mạnh: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) phù hợp với các yêu cầu và bước đi trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới là một trong những nội dung cơ bản. Trong khi tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP của toàn nền kinh tế và của các vùng phát triển nhanh chóng và chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch hợp lý hơn. những biến đổi đó đã góp phần tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2000, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 19%-20%, tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng lên 34%-35% và dịch vụ là 45%-46%. Nhưng để đạt được mục tiêu này Việt nam cần phải đạt tốc độ tăng trưởng: trong nông nghiệp 4%-4.5%, CN &XDCB là 14%-15%, dịch vụ là 12%-13% và chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là 9%-10% một năm. Đến năm 2020, “đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý…”.
Việt nam là một nước nông nghiệp có những lợi thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú,… để hướng ra xuất khẩu.
Việc chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt là các loại nông sản có giá trị cao là một thách thức lớn đối với nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
Kết cấu đề tài:
Chương I : Luận cứ khoa học của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chương II: Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu
Chương III: Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu ở nước ta hiện nay
Chương IV: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16