Mã tài liệu: 124022
Số trang: 53
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và từng bước hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Trong một vài năm gần đây, hoạt động xuất khẩu đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, nhiều mặt hàng mũi nhọn xuất hiện, cơ cấu dần được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của thị trường thế giới.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển. Việt Nam đã gia nhập thành công và ngày càng thích nghi vào các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(Asean), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương(APEC) và sắp tới sẽ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên trong thời gian tới thị trường xuất khẩu sẽ ngày càng được mở rộng. Đó chính là những cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhờ có sự tham gia vào các tổ chức này Việt Nam sẽ tham gia vào sự phân công, hợp tác quốc tế, sẽ mở rộng được thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Có thị trường để khai thác nhưng khai thác thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để cạnh tranh được trên những thị trường mà hầu hết các đối thủ mạnh trên thế giới có tiềm lực tài chính, có kiến thức kinh doanh, có khả năng quản lý và đã thâm nhập thị trường hàng chục năm trước là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Từ khi mới mở cửa nền kinh tế thì dệt may luôn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong thời gian qua, ngành dệt may cũng đã đạt được những thành tựu đánh kể trong hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó ngành cũng gặp không ít những khó khăn như chịu áp đặt hạn ngạch, thuế quan, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thị trường không mang tính ổn định, chưa xây dựng được thương hiệu mà chủ yếu vẫn là gia công nên hiệu quả đạt được chưa cao,… Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là chúng ta cần có các biện pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế phát huy các lợi thế vốn có nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Nội dung, hình thức và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH TÂN THÀNH ĐẠT trong thời gian qua và triển vọng trong thời gian tới
Chương III: Những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH TÂN THÀNH ĐẠT trong những năm tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1158
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 1499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16