Mã tài liệu: 118669
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file: 719 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Nhập siêu (hay thâm hụt cán cân thương mại), vẫn thường được nhắc đến như một dấu hiệu không tốt của một nền kinh tế. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở mức trầm trọng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng, chẳng hạn như ở Mê-hi-cô trong thập kỷ 80 và Braxin, Achentina trong những năm gần đây. Mức thâm hụt cán cân thương mại sẽ được cải thiện nếu như luồng nhập khẩu hiện tại tạo mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững trong tương lai (trường hợp của các NICs châu Á, đặc biệt là Singapore và Hàn Quốc trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước).
Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (từ năm 1996 đến năm 2006), cán cân thương mại Việt Nam liên tục bị thâm hụt. Năm 1996, nhập siêu đạt mức kỷ lục so với giai đoạn trước (3,888 tỷ USD), sau đó giảm dần đến mức thấp nhất (81 triệu USD) vào năm 1999, rồi lại liên tục tăng dần qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003 và đạt đỉnh vào năm 2004 (5,572 tỷ USD), sau đó có giảm trong năm 2005 (4,658 tỷ USD), nhưng lại có dấu hiệu tăng nhẹ vào năm 2006 (4,805). Vì vậy, nhập siêu đã trở thành một trong những vấn đề kinh tế được quan tâm đặc biệt, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, và đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu kết quả tính toán và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhập siêu
Chương II: Tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006: Nguyên nhân và ảnh hưởng
Chương III: Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp điều chỉnh nhập siêu trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 17