Mã tài liệu: 75600
Số trang: 104
Định dạng: docx
Dung lượng file: 388 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới mà đầu tiên là hội nhập thương mại quốc tế trong những năm gần đây đã trở thành đề tài được đông đảo các nhà chính trị, kinh tế các học giả, các nhà kinh doanh và dân chúng đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều các ý kiến khác nhau về việc tham gia vào thương mại quốc tế khi đánh giá, nhận xét quá trình này. Có người chỉ nói tới lợi ích của thương mại quốc tế, ngược lại có người chỉ nói tới tác hại của nó, xem nó là nguy cơ đe doạ các doanh nghiệp của các quốc gia khi tham gia vào thương trường quốc tế. Không chỉ ở các nước kém phát triển mới có các nhìn như vậy mà ngay cả ở các nước phát triển nhất như Mỹ Châu Âu cũng có hai cách nhìn nhận trái ngược nhau này.
Một quốc gia muốn phát triển tất yếu phải tham gia vào hội nhập thương mại quốc tế nhằm mở rộng quan hệ hàng hoá và từ đó tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, tận dụng những lợi thế mà mình có được để tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực của đất nước. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này Đảng và nhà nước ta đã có những chiến lược nhằm đưa Việt Nam tham gia một cách có hiệu quả cao nhất vào thương mại quốc tế.
Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu như: chuối, vải, dứa, xoài... và nhiều loại rau có giá trị kinh tế cao như dưa chuột , khoai tây, cà chua... Những năm trước, khi còn thị trường Liên Xô và các nước trong khối SEV, năm cao nhất Việt Nam đã xuất khẩu được khối lượng rau quả tươi, rau quả chế biến trị giá 30 triệu rúp chuyển nhượng. Từ khi đất nước chuyển nhượng cơ chế quản lý kinh tế, do thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm chưa ổn định, hơn nữa chất lượng, số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nên kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam còn khiêm tốn. Điều đó chứng tỏ tiềm năng lớn về hội nhập khu vực và thế giới của ngành rau quả chưa được khai thác.
Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân hạn chế xuất khẩu rau quả cho thấy, ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên nhân quan trọng khác là chưa có chính sách và biện pháp hữu hiệu để phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất, ché biến, lưu thông xuát khẩu rau quả. Một thời gian dài ở tầm vĩ mô coi nhẹ sản phẩm rau quả, chưa đánh giá đúng mức lợi thế của nó trong lĩnh vực xuất khẩu. Vì thế, việc đi sâu nghiên cứu hoàn thiện các chính sách và đề xuất các giải pháp để ngành rau quả Việt Nam gia một cách chủ động có hiệu quả thời gian tới là rất cấp thiết nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra, góp phần nâng cao vị thế sản phẩm nông nghiệp nước ta trên thị trường quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu tình hình sản xuất & xuất khẩu rau quả Việt Nam trong thời gian hiện tại
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả để Việt Nam tham gia tích cực vào quá trinh hội nhập khu vực và tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là thực trạng sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, chứng minh, kế thừa bên cạnh phương pháp cơ bản duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5. Kết cấu của khoá luận:
Khoá luận được trình bày theo chương như sau:
CHƯƠNG I: Các vấn đề liên quan đến hội nhập khu vực và tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
CHƯƠNG II: Thực trạng nền rau quả Viẹt Nam
CHƯƠNG III: Một số giải pháp thúc đẩy ngành rau quả Việt nam tham gia tích cực có hiệu quả vào hội nhập thương mại khu vực & tổ chức WTO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1854
⬇ Lượt tải: 39
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2140
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16