Mã tài liệu: 116253
Số trang: 81
Định dạng: docx
Dung lượng file: 534 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Là người Việt Nam ai chẳng quen thuộc với những câu ca dao xưa, trong mỗi lời ca đã dần hình thành những nếp ý thức trong tư tưởng của mỗi con người trong chúng ta:
“ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”
Hay:
“Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
Đã thành thông lệ, nói đến chiếu thì phải là Nga Sơn, nói đến vải tơ thì phải là Nam Định…Trong mỗi lời ca ấy là niềm tự hào của người lao động bao đời tại những làng nghề truyền thống, những người đã bao đời gìn giữ và đưa những sản phẩm của quê nhà ra khỏi luỹ tre làng để đi vào đời sống từng người dân Việt.
Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất, hàng nghìn doanh nghiệp với hàng triệu những người lao động đang hăng say lao động miệt mài vì sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần mang tiếng nói Việt Nam đi tới với bạn bè năm châu. Không thể phủ nhận rằng những sản phẩm của chúng ta đã và đang từng bước có mặt ở những thị trường vốn rất khó tính như Nhật Bản, EU và đặc biệt là thị trường Mỹ. Bên cạnh yếu tố chất lượng, đâu còn là yếu tố để giúp hàng hoá “Made in Vietnam” thực sự tìm ra chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này? Chưa bao giờ vấn đề nhãn hiệu sản phẩm lại trở thành mối quan tâm lớn đối với doanh nghiệp và cả Nhà nước như trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khi diễn ra một loạt các tranh chấp liên quan nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua tại thị trường số một của Việt Nam, thị trường Hoa Kỳ. Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại những vấn đề pháp lý liên quan tới đăng ký nhãn hiệu tại thị trường Hoa Kỳ và trên cơ sở đó tổng kết những vấn đề đặt ra đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, thì khoá luận này được bố cục thành 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu tại thị trường Hoa Kỳ.
Chương II: Thực trạng đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16