Mã tài liệu: 97610
Số trang: 25
Định dạng: docx
Dung lượng file: 130 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Trong quá trình phát triển nền kinh tế, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của một nước. Để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nhà nước ta đã chú trọng và phát triển một số ngành kinh tế trọng điểm hướng tới xuất khẩu, trong đó có ngành thuỷ sản.
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông, lạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh và đầm phá đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ sản rất phong phú. Các vùng biển Việt Nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch, do đó hải sản được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ – một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thuỷ sản thế giới hiện nay.
Trong vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, tổng trữ lượng thuỷ sản được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% và tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác 1,4 đến 1,6 triệu tấn thuỷ sản các loại hàng năm trong đó có nhiều loại hải sản quí hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá ngừ, sò huyết… Với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam rất dồi dào khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm.
Như ta đã biết, thuỷ sản đóng vai trò trong việc cung cấp thuỷ sản thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân; đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển, là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác, nuôi trồng chế biến và tiêu thụ, cũng như các ngành dịch vụ nghề cá như: cảng, bến, cung cấp các thiết bị nuôi, cung cấp bao bì...
Mặt khác, Việt Nam có chi phí lao động thấp do đó Việt Nam co lợi thế so sánh về giá cả thuỷ sản xuất khẩu. Việc xuất khẩu thuỷ sản làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và giải một số vấn đề xã hội khác, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thì điều này là rất quan trọng. Nhận thức được những lợi ích mà ngành thuỷ sản đem lại và những lợi thế trong phát triển ngành thuỷ sản, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm; các tầng lớp nhân dân nhận thức rất rõ tầm quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá, nông nghiệp; nông thôn; coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn; trong đó ngành thuỷ sản vẫn lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, tạo điều kiện cho ngành thuỷ sản hội nhập được với kinh tế khu vực và thế giới.
Nội dung tóm tắt:
Chương I: Những vấn đề lý thuyết về xuất khẩu và vai trò xuất của khẩu thuỷ sản
Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân
Chương III: Giải pháp đẩy nhanh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17