Mã tài liệu: 97676
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file: 178 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Ngày nay, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, yêu cầu hội nhập càng trở nên cấp bách. Quốc gia nào không thực hiện hội nhập tức là đã tự loại mình ra ngoài sự phát triển. Tham gia hội nhập kinh tế thế giới mở ra những cơ hội tăng trưởng kinh tế cho nước ta. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải không ít thách thức, những thách thức đó đe dọa sự phát triển cao và bền vững của nền kinh tế.
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có những bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tham gia giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo…Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội để các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam mở rộng quan hệ, tiếp cận phương thức quản lý tiên tiến, tiếp thu khoa học – công nghệ mới của quốc tế, dám đương đầu với cạnh tranh. Quá trình hội nhập cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tiến hành đổi mới, xoá bỏ tính ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Tham gia hội nhập, các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện mở rộng thị trường do được hưởng các nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ kinh tế và lợi ích của việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam? để các doanh nghiệp này làm ra những mặt hàng có chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn so với nước ngoài? Điều này là cực kỳ quan trọng đối với tương lai của kinh tế Việt Nam, vì phát triển bền vững của cả nước là thành quả tổng hợp phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Do đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là điều rất khẩn thiết. Vì vậy, với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cùng với sự tận tình chỉ bảo của cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thuý, em đã quyết định chọn đề tài cho đề án môn học của mình là: “Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập”. Ngoài phần mở đầu, nội dung đề án môn học của em gồm 3 phần:
Phần 1: Những nội dung cơ bản về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Phần 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước tiến trình hội nhập.
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 130
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16