Mã tài liệu: 56961
Số trang: 22
Định dạng: docx
Dung lượng file: 69 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đang là vấn đề cấp thiết đối với quá trình phát triển kinh tế cũng như chính trị văn hoá, xã hội... của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Và đối với Việt Nam - là một quốc gia đã trải qua một thời gian chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề và lại đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa đang là hệ thống rơi vào tình trạng thoái trào - thì hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ rất cần thiết để thoát khỏi tình trạng yếu kém và đang phát triển, vươn lên để có vị trí tương đối trong trường quốc tế. Điều này quả thực là rất khó khăn đối với tình trạng đất nước ta ngay từ khi đặt ra vấn đề trên.
Theo tôi vấn đề này đã được đặt ra được khá lâu nhưng vẫn không phải lỗi thời. Ngay từ khi tiến hành đổi mới, việc mở rộng công tác đối ngoại đối với nước ta cả về chính trị lẫn kinh tế đã được Đảng ta đặt ra và tìm hướng giải quyết đặc biệt là trong thời gian đất nước ta còn đang bị cấm vận, thì quả thật đây là một vấn đề nan giải. Nền kinh tế nước ta sau một thời gian dài như vậy đã bị phá hoại trầm trọng và gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế đặc biệt trong việc huy động vốn trên tất cả các lĩnh vực. Hơn nữa chúng ta có rất nhiều kẻ thù, chúng luôn tìm mọi cách đề lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đang tranh thủ lợi dụng đất nước ta đang trong tình trạng khó khăn để thực hiện âm mưu của mình.
Hội nhập kinh tế có mặt lợi nhưng cũng có những mặt hạn chế. Nó đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế xong nó cũng mang lại những nguy cơ tiềm ẩn.
Chúng ta đã có những nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, những mối quan hệ tốt với nhiều nước. Đối với một đất nước có điểm xuất phát thấp như nước ta - một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, thiếu đủ mọi thứ cho quá trình phát triển thì đó quả thực là một cơ hội hiếm có. Song cái mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại không chỉ có vậy, những âm mưu lật đổ sẽ có cơ hội xâm nhập vào nước ta, sự cạnh tranh khắc nghiệt trên trường quốc tế, nguồn tư tưởng phản động... Tuy vậy chúng ta không thể đứng riêng, tách bạch với các quốc gia khác vì chúng ta cũng là một thành viên của cộng đồng thế giới. Chúng ta phải tham gia phân công lao động thế giới. Như vậy vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đó là điều tất yếu khách quan, không phải chúng ta chạy theo các nước khác như chạy theo "mốt" mà đó là yêu cầu tất yếu.
Đi kèm với nó là việc phải xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ để có thể đứng vững trước những biến động của thế giới, đó là điệu kiện hội nhập để ta không phải phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào về kinh tế, chính trị cũng như các mặt khác của xã hội.
Trước những khó khăn đó, đất nước ta đã vượt qua giai đoạn đó như thế nào và còn những vấn đề nào cần được giải quyết trước mắt và lâu dài, đây là vấn đề mà tôi thấy cần phải quan tâm. Trước những biến động của thế giới, vấn đề này luôn đặt ra những khó khăn đối với nhiều nước không chỉ có nước ta.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, vì độc lập và phát triển. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng độc lập tự chủ trong hội nhập cần được thể hiện trước hết trong việc tự mình quyết định đường lối phát triển kinh tế xã hội của mình. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chủ trương theo chủ nghĩa biệt lập, trái lại chúng ta phải luôn luôn quan tâm nghiên cứu, học tập những bài học kinh nghiệm bổ ích của các nước khác, trân trọng những ý kiến đóng góp tuy nhiên chúng ta vẫn là người quyết định đường lối phát triển của đất nước.
Với những nhận thức như trên, thiết nghĩ chúng ta cần phải có sự đổi mới phù hợp hơn về tư duy kinh tế độc lập tự chủ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế để xác định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế xã hội trung hạn và dài hạn cũng như các chính sách cụ thể để đưa nước ta tiến nhanh, mạnh và vững chắc trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiểu luận triết học gồm 3 phần như sau:
Chương I: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan.
Chương II:Quan điểm về kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương III: Những giải pháp để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 848
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16