Mã tài liệu: 61298
Số trang: 88
Định dạng: docx
Dung lượng file: 513 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Trong sự bùng nổ của kinh tế toàn cầu, chưa bao giờ các Công ty kinh doanh tham gia vào và chụi ảnh hưởng sâu sắc đến như thế. Nền kinh tế càng phát triển và thương mại càng được mở rộng thì sự cạnh tranh của thị trường trong nước càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn phải cạnh tranh với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Một Công ty muốn mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… thì xuất khẩu là một trong những biện pháp giúp công ty có thể thực hiện được mục tiêu của mình.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Nhiều Công ty Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài và coi đây là hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mình. Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, các biện pháp khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh của mình. Người tiêu dùng quốc tế càng ngày càng biết nhiều hơn những sản phẩm Việt Nam có chất lượng và thương hiệu sản phẩm hàng Việt Nam đã có mặt trên hầu khắp các nước trên thế giới. Điều này đã giảm sức cạnh tranh của thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới chính là lối thoát và hướng phát triển lâu dài.
Tuy nhiên, một Công ty có kinh doanh quốc tế phải đương đầu với một tập hợp các khó khăn và áp lực hơn nhiều so với Công ty chỉ kinh doanh trong thị trường nội địa. Nhiệm vụ của các nhà kinh doanh xuất khẩu là phải linh hoạt các chính sách xuất khẩu để đáp ứng các điều kiện và cơ hội riêng có của thị trường nước ngoài và từ đó đề ra các giải pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của Công ty mình.
Với thực trạng mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế nhất là khi Hiệp định CEPT/ AFTA thực sự có hiệu lực vào năm 2005 buộc các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Việt Nam (Viglacera) phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng này.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về kinh doanh xuất khẩu hàng hoá của các công ty trong nền kinh tế thị trường
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 1500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16