Mã tài liệu: 125278
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Trong công cuộc Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta đề ra các đường lối chính sách phát triển nền kinh tế với mục tiêu: "Dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh"... Hơn 10 năm qua từ 1986 đến nay nền kinh tế nước ta đã đổi mới đem lại những kết quả ban đầu. Từ một nước phải nhập khẩu gạo nay đã có xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới, nền kinh tế có sự tăng trưởng đáng kể.
Với việc chuyển đổi sang cơ chế thị trương, nền kinh tế mở cửa và đang từng bước kết nối nền kinh tế thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế hiện nay. Kinh doanh xuất nhập khẩu là mối quan hệ trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa một quốc gia với các quốc gia khác, là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế của một nước với các nước khác trên thế giới.
Trong thời đại hiện nay việc phát triển kinh tế mỗi quốc gia có sự tác động to lớn của quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng xuất nhập khẩu là nguồn lực của nền kinh tế quốc dân mỗi nước, là nguồn tiết kiệm ngoài nước (M - X) và là một nhân tố kích thích phát triển lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ tiên tiến và năng suất lao động cao. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới, với sự bùng nổ thông tin, không một quốc gia nào phát triển kinh tế mà không lợi dụng các yếu tố trên để thúc đẩy nhanh sự phát triển của chính mình. Xuất nhập khẩu vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với quốc gia khác trên thế giới, vừa là người hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh, thịnh vượng hơn.
Nhưng hiện nay, khi mà các bạn hàng trên thương trường quốc tế đã hết sức sành sỏi, trình độ kinh doanh cũng như hiện đại hoá kinh doanh của họ vượt xa hơn mình rất nhiều thì để làm ăn, buôn bán bình đẳng với họ, không bị thua thiệt so với họ là điều không thể dễ dàng. Điều này đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước ta còn khó khăn hơn nữa do sự thụ động, cơ cấu cồng kềnh còn tồn tại từ trong cơ chế cũ. Vì vậy tìm hiểu về hoạt động xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nhà nước để nhận thức một cách đầy đủ, từ đó rút ra những luận chứng hữu ích là công việc hàng ngày, hàng giờ hết sức cần thiết và cấp bách.
Qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế của Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Phân tích rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, em đã đi sâu vào phân tích và tìm ra các biện pháp trước mắt nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đây là nội dung chính của chuyên đề thực tập này.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Vai trò - nội dung của hoạt đông kinh doanh xuất nhập khẩu
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
Chương III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 1500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17