Mã tài liệu: 221953
Số trang: 46
Định dạng: doc
Dung lượng file: 490 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
46 trang
LỜI MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại là một xu thế khách quan bởi sự phát triển mãnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của khoa học và công nghệ đã làm cho sự phân công lao động quốc tế vượt ra khỏi biên giới từng quốc gia, trở thành vấn đề toàn cầu. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, cần có những chính sách nhằm xúc tiến quan hệ kinh tế đối ngoại để tham gia vào xu hướng toàn cầu hóa và mang lại hiệu quả cao, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước “hướng mạnh vào xuất khẩu” và coi đây là một định hướng chiến lược phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải khai thác và tận dụng những lợi thế của chúng ta một cách tốt nhất.
Ngành dệt may của Việt Nam ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường và là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trên thị trường thế giới, Việt Nam cũng đã khẳng định được vị thế của mình khi có quan hệ với hơn 250 công ty thuộc 60 quốc gia trên thế giới.
Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam là một trong những công ty có kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn, đã thiết lập được những thị trường truyền thống như Nhật Bản và đứng vững trên một số thị trường lớn như EU, Trung Đông. Thông qua hoạt động xuất khẩu, Công ty có thể tận dụng được các tiềm năng sẵn có để sản xuất ra các loại hàng hóa phục vụ cho việc trao đổi, buôn bán với các quốc gia khác để thu ngoại tệ, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may em đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may” cho chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu đề tài này, bằng việc phân tích tình hình và đành giá hiệu quả xuất khẩu cũng như đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu , hy vọng phần nào tháo gỡ được những vướng mắc hiện đang tồn tại trong họat động sản xuất hàng dệt may của Công ty, nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, đưa dệt may lên vị trí xứng đáng với tiềm năng phát triển của mình.
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài, em sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp đi từ phân tích, so sánh đến tổng hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong đề tài.
1.5.Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may
Chương 3: Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của xuất khẩu hàng hóa
trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế đang diễn ra hàng giờ, hàng ngày giữa các quốc gia trên khắp thế giới, có thể nói, thương mại quốc tế là một phần không thể thiếu cho sự phát triển của các quốc gia ngày nay, từ các nước nghèo, các nước đang phát triển tới các nước phát triển đều cùng tham gia vào hoạt động này.
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua các quan hệ mua bán quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế là biểu hiện của một hình thức quan hệ xã hội ở phạm vi quốc tế và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt.
Hoạt động xuất khẩu là một mặt quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nó là quá trình bán những hàng hóa của quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới nhằm thu ngoại tệ.
Như vậy, về bản chất hoạt động xuất khẩu và hoạt động buôn bán trong nước đều là một quá trình trao đổi hàng hóa (bán hàng), đó là quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của người sản xuất hoặc người bán. Tuy nhiên, về hình thức và phạm vi hoạt động thì hoạt động xuất khẩu có nhiều điểm khác biệt mà các nhà xuất khẩu cần nhận thấy để có sự vận dụng hợp lý.
1.1.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, khách hàng nước ngoài có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán với khách hàng trong nước, do đó sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hóa cho phù hợp.
Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn.
Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.
Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn là thông qua các doanh nghiệp ngoại thương. Do vậy, thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hóa cảu các quốc gia là hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia.
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đậu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng nước cũng như toàn thế giới. Nó là một trong những nhân tố cở bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhậ khẩu, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính đối với sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy, nguồn vốn huy động tự nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho họ phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của nước đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nước này có thể trả nợ được.
Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và sự chuyển dịch kinh tế:
- Coi thị trường là mục tiêu sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể là:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Hoạt động ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất của quốc gia đó.
Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới.
Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay đã có những sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, từng nước không nhất thiết phải sản xuất ra tất cả các loại hàng hóa mà mình cần, mà thông qua xuất khẩu họ có thể tập trung vào sản xuất một vài loại mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy những hàng hóa mà mình cần
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 15
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 17