Mã tài liệu: 123285
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000 - 2005 và 2010, việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu để nhanh chóng tạo được khả năng xuất khẩu lớn các sản phẩm chế biến có giá trị cao, thay thế các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hiện tại như các sản phẩm thô hoặc sơ chế có giá trị thấp, đang trở thành một yêu cầu cấp bách đối với cả nước.
Cũng như giai đoạn đầu công nghiệp hóa của nhiều nước trên thế giới, Ngành dệt may hiện nay đóng một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt nam, với vai trò thu hút nguồn lao động, tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời cung cấp hàng hóa tiêu dùng trong nước.
Sự phát triển của Ngành dệt kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác như Ngành may, ngành trồng bông, ngành cơ khí, hóa chất. Do đó, phát triển Ngành công nghiệp dệt sẽ góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, đặc biệt là có điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, Ngành may đang được xem như một trong những ngành công nghiệp “mũi nhọn” với tốc độ tăng trưởng cao.
Chỉ trong 3 năm 1999 - 2001, giá trị tổng sản lượng của Ngành dệt may đã tăng 21,5%, trong đó Ngành dệt tăng 11,9% và Ngành may tăng 38,3% so với mức tăng 29,3% của giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp. Hiện nay, Ngành dệt may đã và đang tiếp tục chuyển dịch sang các nước đang phát triển, nơi có những ưu thế tương đối về lực lượng lao động và giá nhân công. Việt nam là một nước hoàn toàn có khả năng để trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu hàng dệt may lớn của thế giới.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu Vinatex cũng đã hình thành chiến lược thúc đẩy ngành Dệt May đến năm 2010, tăng doanh thu xuất khẩu tới mức tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2000-2005 là 17% và 9% trong giai đoạn 2005-2010. Ước tính rằng khoảng 4 triệu người sẽ có công việc làm trong ngành Dệt May và thu 8 tỷ USD cho đất nước từ xuất khẩu dệt may còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức về năng suất, chất lượng sản phẩm, về thị trường tiêu thụ và khả năng marketing.
Nghiên cứu vấn đề này, trong thời gian qua Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách cũng như biện pháp ưu tiên, khuyến khích phát triển nhằm tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp và xuất khẩu hàng dệt may, tìm ra hướng đi cho một sự phát triển bền vững cho Ngành dệt may Việt nam những năm tới.
Trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, với vai trò là một trong những ngành mũi nhọn phát triển kinh tế quốc gia, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, ngành Dệt May cần phải có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa của chính phủ cũng như các nhà kinh tế.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Thị trường dệt may thế giới và thực trạng ngành dệt may Việt nam
Chương 2. Hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty dệt may Việt nam
Chương 3. Giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16