Mã tài liệu: 99144
Số trang: 107
Định dạng: docx
Dung lượng file: 346 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, ngày nay hàng hoá, dịch vụ của mỗi nước đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình, hội nhập vào dòng chảy quốc tế. Thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của thị trường địa phương, thị trường dân tộc. Quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ của mỗi quốc gia đã góp phần mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế nước ta nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần tạo ra cơ sở, nền tảng vững chắc để chúng ta phát huy nội lực quốc gia, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hoá luôn có nguy cơ phải chịu những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ,... Do đó để giải quyết tranh chấp và có chứng cứ khách quan phân định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương, đồng thời để giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá... người ta thường chỉ định trong hợp đồng hoặc trực tiếp yêu cầu một tổ chức giám định chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ năng lực về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên trung gian chứng kiến và tiến hành xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, phương tiện để các bên có căn cứ thực hiện, thanh toán và phân chia trách nhiệm của mình. Với vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo đà phát triển của hoạt động Ngoại thương, yêu cầu về giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng thì cùng với sự xuất hiện của một số công ty giám định nước ngoài và rất nhiều các công ty giám định trong nước, thị trường giám định ngày càng phức tạp, lộn xộn và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó, các văn bản pháp luật về lĩnh vức này còn quá ít, việc quản lý các công ty giám định cũng như các quy định về tiêu chuẩn giám định viên còn sơ sài, còn nhiều người chưa hiểu và chưa biết về loại hình dịch vụ giám định, chưa có một trường Đại học, Cao đẳng hay Dạy nghề nào trong cả nước đào tạo nghề này.
Kết cấu Khoá luận gồm ba chương:
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá
Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 224
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16