Mã tài liệu: 217331
Số trang: 83
Định dạng: doc
Dung lượng file: 509 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý nhà nước vụ Hải quan là một mặt của công tác quản lý nhà nước về kinh tế nó có vị trí quan trọng trong thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngay từ khi mới giành được độc lập, Nhà nước ta rất chú trọng công tác quản lý Nhà nước về Hải quan. Ngày 10/09/1945, sắc lệnh thành lập sở thuế quan và thuế gián thu được ban hành đã xác định vai trò của Nhà nước về thuế quan, xác định vị trí của ngành Hải quan, một trong những công cụ của Nhà nước cách mạng nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền an ninh đất nước.
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng Hải quan Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về "Mở cửa" nền kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Đó là một kết quả đáng mừng, nhưng đồng thời nó càng đòi hỏi công tác Hải quan phải không ngừng được nâng cao nhằm đáp ứng được tình hình mới.
Hải quan giữ trọng trách là "Người gác cửa nền kinh tế", thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình về công tác thủ tục Hải quan, thu thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong đó kiểm tra, giám sát Hải quan có ý nghĩa quan trọng. Có kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng chịu sự quản lý Hải quan với hàng hoá, hành lý xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh; kiểm tra, giám sát Hải quan là cơ sở cho công tác thuế tiến hành "Thu đúng thu đủ" góp phần ngăn chặn các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.
Công tác kiểm tra, giám sát Hải quan luôn được cải tiến và tăng cường thể hiện vai trò qua các văn bản quy định và việc tổ chức thực hiện, tuy vậy hoạt động này vần còn nhiều bất cập, nhiều kẽ hở nên tình trạng vi phạm pháp luật Hải quan vẫn còn nhiều.
Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nơi có hoạt động xuất nhập khẩu khá sôi động với tốc độ tăng trưởng nhanh, do vậy cũng đặt ra những nhiệm vụ nặng nề đối với công tác kiểm tra, giám sát Hải quan cho Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, qua thời gian thực tập tại Cục Hải quan TP. Hà Nội, tôi thấy vấn đề tăng cường công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan hiện nay đây là một yêu cầu cấp bách. Điều đó đã gợi ý cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Đây là một đề tài rộng, mang tính tổng quát, hy vọng của tôi là được góp một số ý kiến, làm rõ một số vấn đề chủ yếu nhất liên quan tới hoạt động kiểm tra giám sát Hải quan - một vấn đề luôn được chú trọng, đặc biệt là những cải cách thủ tục Hải quan tạo ra sự thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu thì càng cần nâng cao công tác này. Đã có một số bài viết lý luận và phản ánh thực tế hoạt động kiểm tra giám sát Hải quan nhưng ở các khía cạnh riêng lẻ. Trong quá trình nghiên cứu, tôi cố gắng tiếp thu, kế thừa những nhận định, đánh giá của một số bài viết. Để góp thêm tiếng nói, tôi chọn nghiên cứu đề tài:4
"Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP. Hà Nội"
Mục đích nghiên cứu:
Căn cứ vào tình hình kết quả công tác, kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan Hà Nội từ 1995 đến nay để nhận định đánh giá thực trạng tình hình, tìm ra những mặt còn yếu để đi tới đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường công tác một cách có hiệu quả.
Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Làm rõ vai trò, vị trí Hải quan trong quản lý Nhà nước về kinh tế, vị trí của kiểm tra, giám sát Hải quan trong quản lý nhà nước về Hải quan.
- Làm rõ thực trạng công tác kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan Hà Nội, kết quả công tác trên từ năm 1995 đến nay, rút ra được kết luận, đánh giá hợp lý.
- Đề xuất được những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan của Cục Hải quan Hà Nội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong giai đoạn hiện nay
Phạm vi đề tài:
- Giới hạn việc nghiên cứu nghiệp vụ kiểm tra, giám sát Hải quan trong quản lý Nhà nước về Hải quan, chủ yếu đi sâu vào kiểm tra, giám sát Hải quan đối với một số hoạt động và đối tượng điển hình trên địa bàn Hải quan Hà Nội quản lý.
- Phạm vi số liệu được tham khảo, nghiên cứu là sự tổng kết do Cục Hải quan Hà Nội cung cấp với một số tài liệu tham khảo khác
Phương pháp nghiên cứu:
- Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý kinh tế và chính sách thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
- Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp lịch sử, hệ thống phân tích thực tiễn, làm cơ sở cho đề xuất những ý kiến đóng góp mang tính khách quan hợp lý và khả thi.
- Sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp thống kê, phương pháp logíc .
Bằng kiến thức trong quá trình học tập tại trường Đại học cũng như những ý kiến thực tiễn được qua thời gian thực tập tại Cục Hải quan Hà Nội, thông qua bản luận văn này, tôi cố gắng vận dụng kiến thức để đánh giá thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát ở Cục Hải quan Hà Nội và đưa ra một số giải pháp phù hợp.
Cơ cấu của luận văn gồm:
Chương 1: Hải quan với công tác quản lý xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra giám sát hoạt động xuất nhập khẩu ở Cục Hải quan Hà Nội trong các năm từ 1995 - 1999
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP. Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 2127
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 126
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 232
⬇ Lượt tải: 16