Mã tài liệu: 82121
Số trang: 100
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kt quản lý đô thị địa chính
“Đất đai là một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của động vật, thực vật và con người trên trái đất”. Đây là lời khẳng định trong hội nghị Bộ trưởng các nước Châu Âu họp tại Luân Đôn năm 1973. Lời khẳng định này phần nào đã nói lên được vai trò, vị trí của đất đai đối với loài người và sinh vật sống trên trái đất. Đất là một tài sản của tự nhiên ban tặng loài người. Bằng sự sáng tạo và trí thông minh của mình, con người đã biết đón nhận đất đai và khai thác nguồn lợi mà thiên nhiên đã ban tặng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng của con người.
Ngày nay đất đai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội loài người. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Mọi hoạt động sản xuất đều phải dựa trên cơ sở là nguồn đất ở đâu, mục đích sử dụng như thế nào, kích thước ra sao,..., từ đó mới có kế hoạch cho các bước tiếp theo. Với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường hiện nay, đất đai có vai trò là đầu vào của quá trình sản xuất, nó là nguồn đầu vào không thể thay thế, là nguồn đặc biệt và có giới hạn. ở nước ta với một diện tích nhỏ (trên 320 triệu km2) nhưng dân số lại rất đông (khoảng 70 triệu dân), sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên nhu cầu sử dụng đất là rất cao, vì vậy cần phải phối hợp quản lý sử dụng đất sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Điều này được Nhà nước ta tiến hành nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau và đưa ra kết luận là phải tiến hành thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước, với mục đích sử dụng đất sao cho có hiệu quả nhất. Nhà nước là người duy nhất có thể quản lý tốt việc sử dụng đất đai, điều này được ghi nhận trong hiến pháp nước ta năm 1992 và Luật đất đai năm 1993 của nước ta.
Đất đô thị là một phần của tổng diện tích một quốc gia, một vùng, là nơi có hiệu quả sử dụng đất rất cao, diện tích có hạn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đô thị hoá diễn ra mạnh, nhu cầu đất trong đô thị ngày một cao. Thực tế này yêu cầu phải quản lý sử dụng đất đô thị sao cho hợp lý, hiệu quả, để làm được cần có sự tập chung thống nhất của Nhà nước đối với đất đai, người quản lý tốt nhất là Nhà nước bởi đất đai là tài sản không của riêng ai.
Từ 1986 đến nay nước ta chuyển từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy các quan hệ kinh tế trong quản lý đất đai thay đổi nhiều. Nhu cầu sử dụng đất của người dân, tổ chức kinh tế, xã hội và Nhà nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước là rất lớn. Việc sử dụng đất lãng phí, thiếu quy hoạch, sai mục đích sử dụng diễn ra hàng ngày. Các văn bản pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế. ở địa phương, việc quản lý đất đai thường bị buông lỏng, nhiều nơi không quản lý, hiện tượng vi phạm pháp luật còn nhiều. Những vấn đề này yêu cầu nhà nước phải quan tâm nhiều hơn tới công tác quản lý đất đai. Đưa các văn bản pháp luật vào thực tiễn và từ đó tìm ra những thiếu sót để chỉnh sữa cho kịp thời với tình hình đổi mới kinh tế của nước ta hiện nay.
Kết cấu đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
Chương I : Cơ sở khoa học về quản lý đất đô thị
Chương II : Thực trạng quản lý đất đô thị trong nền kinh tế thị trường tại Quận Tây Hồ - Hà Nội
Chương III : Một số quan điểm và giải pháp phát triển hiệu quả quản lý đất đô thị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 18