Mã tài liệu: 116669
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,081 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Cùng với những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, thị trường hàng điện tử đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về qui mô, chất lượng và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta: Các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong dân cư không ngừng tăng lên ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn; chủng loại sản phẩm trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng theo các mục đích sử dụng khác nhau; chuyển từ thị trường nhập khẩu 100% sang thị trường các sản phẩm được nội địa hoá từng phần với sự ra đời của hàng loạt các xí nghiệp liên doanh lắp ráp và sản xuất hàng điện tử; đã có sản phẩm điện tử xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tăng trong vài năm gần đây... Tuy nhiên, thị trường hàng điện tử nước ta là thị trường trẻ, tiềm năng còn lớn cả về phương diện sản xuất, cung ứng và nhu cầu tiêu dùng. Do đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá xác đáng những tiềm năng đó của thị trường hàng điện tử Việt Nam trong tương lai.
Xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công nghệ nhanh dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học, công nghệ hiện nay đã tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường hàng điện tử ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Đều này vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn cho sự nghiệp phát triển thị trường hàng điện tử của Việt Nam. Một mặt, Việt Nam có thể xây dựng chiến lược ''đi tắt'; trong công nghệ để nhanh chóng xây dựng thị trường hàng điện tử vững mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực thị trường được xem là có tốc độ phát triển nhanh nhất về các sản phẩm điện tử. Nhưng mặt khác, thị trường hàng điện tử Việt Nam sẽ có nguy cơ bị thao túng bởi thị trường nước ngoài. Cụ thể là việc áp dụng lịch trình giảm thuế quan ngay để đẩy mạnh xuất khẩu ở các nước thành viên của AFTA đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực điện và điện tử. Việt nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ hàng điện tử cho các nước ASEAN. Như vậy, chiến lược phát triển thị trường hàng điện tử của Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế mở, cần phải tính đến những vấn đề của thị trường thế giới, mà trước hết là khu vực ASEAN, khu vực Đông á-Thái Bình Dương thông qua những nghiên cứu cụ thể.
Kết cấu của khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hàng điện tử.
Chương 2: Thực trạng và triển vọng phát triển hàng điện tử Việt nam.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hàng điện tử Việt nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1383
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem