Mã tài liệu: 56901
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file: 710 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Với một nền kinh tế mà 80% dân số sống bằng nghề nông thì chừng nào người nông dân chưa giàu mạnh thì đất nước ấy chưa phát triển nhanh chóng được. Mà muốn cho nông dân giàu lên thì phải làm cho nông sản trở thành hàng hoá bán chạy, tạo cho sản phẩm do nông dân làm ra có những thương hiệu có tiếng tăm trên thị trường nội địa và thị quốc tế, từ đó tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam (sau đây viết tắt là NSVN) trên thế giới. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu cho các NSVN mới chỉ được chú ý đến mấy năm gần đây.
90% nông sản xuất khẩu phải mang thương hiệu nước ngoài - đó là điều trớ trêu mà NSVN đang gặp phải. Cho dù NSVN đang có mức tăng trưởng xuất khẩu hằng năm lên đến 15%, có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng "đó là một thực trạng nhức nhối hiện nay" - ông Lê Hoàng Minh - Phó chủ tịch Hội nông dân Việt Nam đã thừa nhận như vậy.
Hiện tại, nhiều đơn vị, doanh nghiệp và cả các nhà quản lý vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng hàng hoá. Nhiều thương hiệu hàng nông sản sau khi xây dựng thương hiệu xong đã cho thấy thiếu tính chuyên nghiệp, việc quản lý thương hiệu nhìn chung còn nhiều điểm bất cập.
Tóm lại, xúc tiến xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản đặc sản là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong tiến trình hội nhập thế giới hiện nay. Xúc tiến xây dựng và đăng ký bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá nông sản đặc sản sẽ giúp cho nông dân Việt Nam sản xuất ra được những sản phẩm hàng hoá đặc chủng, mang tính cạnh tranh cao, góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo, từng bước giúp người nông dân làm giàu, tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Để tiến trình được tiến hành nhanh chóng cần phải thiết lập hệ thống quản lý ngành đủ mạnh từ Trung ương tới cơ sở trong đó vai trò quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với sự giúp đỡ của doanh nghiệp là rât to lớn. Cần phải có đủ nhân sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc tổ chức đào tạo, tập huấn, có kinh phí từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn cho các hoạt động trên. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, xây dựng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện xúc tiến xây dựng và đăng ký bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá nông sản đặc sản Việt Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam vừa ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì việc chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các địa phương cũng như cả quốc gia. Xây dựng phát triển thương hiệu cho NSVN được coi là vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế và là bước đi đầu mở đường cho quá trình hội nhập quốc tế của NSVN.
Đề tài gồm 3 phần cơ bản như sau:
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CĂN BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM.
PHẦN 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1621
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1383
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 4056
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 38
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 18