Mã tài liệu: 147712
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Ngày nay, hội nhập quốc tế là một vấn đề cấp thiết, một vấn đề sống còn đối với các quốc gia trên thế giới. Nhiều vấn đề nảy sinh trên quy mô toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Xu hướng quốc tế hoá đang diễn ra nhanh chóng và sôi động trên mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó phải kể đến lĩnh vực kinh tế. Nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập dưới các hình thức: liên kết khu vực, liên minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do, liên minh tiền tệ,... Trong đó, nhóm các nước NICs được biết đến như là một minh chứng cho sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia vốn chỉ có một nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu cách đây vài thập kỷ.
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người 1755 USD/người(tính theo PPP-1999). Chúng ta đã tiến hành cải cách kinh tế khá chậm so với các nước trong khu vực cũng như một số nước có cùng trình độ trên thế giới. Mặc dù vậy chúng ta luôn luôn cố gắng bắt kịp xu thế thời đại. Đảng và Nhà nước đã xác định Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chung của thế giới. Chúng ta phải nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, chủ động hội nhập quốc tế để phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới. Đặc biệt, nước ta lại nằm trong một khu vực được đánh giá là năng động nhất trên thế giới hiện nay. Để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, chúng ta cần phải có nguồn vốn đủ lớn cho đầu tư phát triển. Vì vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào, nhất là với những nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vốn đầu tư có thể được huy động ở trong nước hay từ nước ngoài. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, mặc dù vốn đầu tư trong nước luôn luôn giữ vai trò quyết định nhưng nguồn vốn từ nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò không nhỏ. Trong đó FDI và ODA là hai nguồn vốn đầu tư nước ngoài đáng kể nhất.
Trên đây là lý do em đã chọn đề tài “Những biện pháp cơ bản đảm bảo vốn FDI và ODA cho phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005”
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số lý luận chung về FDI và ODA
Chương II: Thực trạng vốn FDI và ODA tại Việt Nam trong những năm vừa qua
Chương III: Phương hướng và giải pháp thu hút vốn FDI và ODA phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 114
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16