Mã tài liệu: 61368
Số trang: 36
Định dạng: docx
Dung lượng file: 165 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Quá trình xây dựng mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đã trải qua một phần tư thế kỷ. Trên con đường ấy, Trung Quốc đã phải “dò đá qua sông”, vừa cải cách, vừa tìm tòi các biện pháp thích hợp, vừa không ngừng rút kinh nghiệm. Thành công bước đầu của mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc là biểu trưng cho thành công của những khối óc đột phá về lý luận và quả cảm trong thực tiễn. Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất, xoá bỏ bóc lột, xoá bỏ phân hoá hai cực, cuối cùng đạt tới cùng giàu có”. Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc chính là một nỗ lực nhằm đưa xã hội Trung Quốc phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội “mang đặc sắc Trung Quốc”, thể hiện rõ nhất tinh thần của câu nói mà Đặng Tiểu Bình đã nêu ra.
Việt Nam là nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử với Trung Quốc. Đặc biệt, trong thời hiện đại, Việt Nam cũng đã đi con đường phát triển kinh tế – xã hội mà cả “người anh cả” Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đã đi qua. Vì thế, có thể nhận thấy mô thức đi lên của Việt Nam, những “vấp váp” của Việt Nam đều ít nhiều mang dáng dấp những gì mà cả Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đã trải qua. Đó là cung cách quản lý kế hoạch tập trung cao độ, đó là phong trào xây dựng hợp tác xã tràn lan (ở Trung Quốc là xây dựng công xã nhân dân), đó là phong trào lập các xí nghiệp quốc doanh…, tất cả đều là sản phẩm của tính chủ quan duy ý chí. Tuy nhiên, đứng trước “một cuộc khủng hoảng thực sự của chủ nghĩa xã hội”, Trung Quốc và Việt Nam – dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở từng nước – đều đã kịp thời và mạnh dạn tiến hành một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội, để cùng tiến bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trên bước đường cải cách nói chung và cải cách kinh tế nói riêng, Việt Nam có thể đúc kết và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ mô hình kinh tế của Trung Quốc, rút ngắn thời gian chúng ta phải mày mò bước đi. Vẫn biết mỗi nước có đặc điểm tự nhiên, xã hội khác nhau, xuất phát điểm kinh tế cũng không giống nhau, nên mô hình kinh tế cũng không thể dập khuôn, máy móc. Nhưng dù sao, thực tiễn mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc vẫn là một điểm nhìn tham chiếu bổ ích cho Việt Nam, vẫn để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực, có giá trị.
Kết cấu đề tài:
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
II. MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1789
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1053
⬇ Lượt tải: 20