Mã tài liệu: 84620
Số trang: 11
Định dạng: docx
Dung lượng file: 96 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Thực hiện đề tài nghiên cứu "..." tác giả luận án đã triển khai nghiên cứu, khảo sát cần thiết trên địa bàn thành phố Hà Nội (trong khuôn khổ chung của cuộc khảo sát xã hội học về "...."). Phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) và xã Minh Khai (huyện Từ Liêm) là các địa bàn cụ thể mà tác giả đã triển khai khảo sát.
Dưới đây, luận văn dành một chương để giới thiệu - nhằm cung cấp một bức tranh chung về địa bàn nghiên cứu.
Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước và cũng tiêu biểu cho tình hình chung của cả nước trong lĩnh vực chăm lo bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em.
Diện tích thành phố Hà Nội chưa đến 1000 km2, trong đó khu vực trung tâm chỉ chiếm 1/10 tổng diện tích. Theo số liệu thống kê chính thức, toàn thành phố Hà Nội có hơn 2,5 triệu người sinh sống với mật độ dân cư cao trung bình khoảng 2700 người/km2, có nơi lên tới 40.000 người/km2 (như ở quận Hoàn Kiếm). Khu vực nội thành gồm 7 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ.
Kinh tế thành phố Hà Nội phát triển khá ổn định với tốc độ cao trong những năm qua và cao hơn nhiều so với mức chung của cả nước. Đầu tư ngân sách và các ngành kinh tế tiếp tục tăng, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho dân cư Hà Nội trong những năm vừa qua và những năm tới.
Trong 5 năm, từ năm 1992 đến năm 1997, bình quân thu nhập đầu người/tháng ở Hà Nội tăng 2,64 lần, từ mức 224,5 lên 593,8 nghìn đồng/tháng. Sự gia tăng thu nhập của Hà Nội là tương đối lớn so với tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước.
Trong những năm qua, tốc độ xây dựng và phát triển của Hà Nội cũng diễn ra hết sức nhanh chóng. Trước năm 1998, Hà Nội chỉ có 4 quận nội thành nay mở rông thành 7 quận. Do sức ép về dân số mà nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên. Nếu như năm 1992, diện tích nhà ở bình quân đầu người là 7,68m2 thì đến năm 1997 con số này đã lên tới 11,75m2, tăng 1,53 lần.
Cùng với việc phát triển đô thị, các tuyến đường giao thông, đường bộ và đường cao tốc được mở mang và xây dựng lại, tạo thành những mạch giao thông chính vào cửa ngõ thủ đô.
Sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của Hà Nội đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho những người mới tham gia vào lực lượng lao động cũng như những người đang tìm kiếm việc làm. Nhiều ngành nghề, đặc biệt các nghề dịch vụ được mở mang và đa dạng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Các hoạt động văn hoá, giáo dục của thành phố được đẩy mạnh. Có tới 95% số xã, phường, thị trấn đã phổ cập trung học cơ sở, 99% trẻ em 6 tuổi được vào học lớp 1. Toàn thành phố có 288 nhà trẻ, 303 trường và 2.109 lớp mẫu giáo, thu hút 60% trẻ con ở độ tuổi mẫu giáo. Như vậy, còn 40% các em ở độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc ở nhà hoặc vào các nhóm mẫu giáo tư nhân.
Phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân và xã Minh Khai - huyện Từ Liêm là 2 địa bàn thuộc thành phố Hà Nội cũng đang hoà mình trong sự phát triển chung của thành phố nhằm tạo nên những thay đổi sâu sắc trong đời sống của người dân. Mặc dù chỉ được đánh giá vào loại trung bình khá so với mặt bằng chung của thành phố, nhưng cả 2 địa bàn đều đang trong quá trình chuyển đổi, đô thị hoá mạnh mẽ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 4400
⬇ Lượt tải: 26