Mã tài liệu: 131048
Số trang: 91
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh trước đây là vùng Sài Gòn - Gia Định bị Mỹ chiếm đóng, đến năm 1975 được quân và dân ta giải phóng và trở thành một thành phố của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1976 được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay thành phố đã trải qua những bước thăng trầm cùng cả nước, có giai đoạn gặp nhiều khó khăn khi các thế lực thù địch mưu toan quay lại, khi cơ chế bao cấp làm hạn chế khả năng phát triển của thành phố, nhưng vượt qua những khó khăn đó, nhân dân thành phố đã ra sức xây dựng thành phố ngày một phồn vinh, giàu đẹp xứng đáng là “hòn ngọc viễn đông”. Năm 1986, Đảng ta đã quyết định đổi mới cơ chế kinh tế, chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có những bước phát triển nhảy vọt. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã trở thành trung tâm kinh tế, tài chính... lớn nhất cả nước, vì vậy các vấn đề kinh tế xã hội của thành phố luôn là chủ đề được Đảng, Nhà nước và dư luận quan tâm.
Năm 1991, mô hình tổ chức sản xuất mới đầu tiên của Việt Nam ra đời đó là khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau đó hoạt động của khu chế xuất Tân Thuận đã đạt được những kết quả đáng mừng, sự thành công của khu chế xuất Tân Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất, khu công nghiệp về sau này. Trong những năm vừa qua các khu công nghiệp đã đóng góp hết sức tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, làm cho quá trình đó có những bước phát triển nhảy vọt. Trong giai đoạn mới, tại Đại hội lần thứ IX Đảng ta một lần nữa đã khẳng định “Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm” và phải “Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, thì vai trò của các khu công nghiệp càng được củng cố như một dây nối kinh tế Việt Nam với kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có cơ hội để phát triển và có tác động trở lại làm cho tình hình kinh tế xã hội của thành phố phát triển. Tuy nhiên, nói như vậy không phải là các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết. Do đó nghiên cứu về các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá những thành tựu cần phát huy, những khó khăn cần khắc phục trở thành một vấn đề có tính thời sự
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp
Chương II: Thực trạng phát triển và vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế x• hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1996 - 2003
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 947
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1950
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16