Mã tài liệu: 213227
Số trang: 61
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 559 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 70% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 60% lao động trong nông nghiệp với 67% hộ thuần nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, phát triển đất nước nói chung. Hơn thế nữa việc làm lao động nông thôn nước ta hiện nay còn bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế xã hội khác sau :
- Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta phải chấp nhận một “sân chơi” bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế - sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ nội địa và nhập khẩu; phải mở cửa thị trường, bảo hộ hạn chế, dỡ bỏ hàng rào thuế quan và tiến tới sự minh bạch trong dự báo chính sách thương mại v.v . Đây là những thách thức lớn đối với các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp.
- Công nghệ tiên tiến ngày càng thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp, quy mô sản xuất lớn và đại trà, tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt làm cho các cơ sở sản xuất trong nước trong đó có những hộ kinh doanh cá thể nhỏ, lẻ, manh mún hạn chế về trình độ công nghệ, phương pháp quản lý dễ dàng lâm vào thế yếu, bị phá sản hoặc thu hẹp sản xuất. Quá trình này sẽ dẫn tới sự cạnh tranh về cơ hội việc làm giữa lực lượng lao động mới, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn với lực lượng lao động không có chuyên môn và trình độ kỹ thuật, tay nghề. Một phần trong số đó trở thành lao động dư thừa do sự đào thải và nhu cầu của thị trường.
Thực tế hiện nay cho thấy, việc làm của người nông dân đang biến chuyển theo các hướng: việc làm thuần nông vẫn tiếp tục được duy trì theo thời vụ, nhưng đang giảm dần về số lượng; một số chuyển hẳn sang thực hiện mô hình kinh tế nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn (phát triển nông trại, phát triển các loại cây nông, công nghiệp hàng hoá), tuy nhiên số này còn rất ít; một số khác chuyển sang tìm kiếm cơ hội việc làm phi nông nghiệp ngoài thời vụ nông nghiệp hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác thông qua việc tham gia các chương trình đào tạo nghề; trở thành nguồn lực lao động xuất khẩu của quốc gia.Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Đúng vụ sản xuất nông nghiệp thì công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ kể trên phần lớn là họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống (đối với những vùng nông thôn có làng nghề), buôn bán nhỏ - tham gia lưu thông hàng hoá từ nông thôn ra thành thị (bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm), tham gia vào các chợ lao động ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các nghề phổ biến như: chuyên chở vật liệu xây dựng, giúp việc gia đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các công trình xây dựng và bất kể các công việc khuân vác, tạp vụ nào mà họ được thuê mướn, hoặc cũng có một số tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, nhưng chưa nhiều và mức độ đáp ứng các yêu cầu của thị trường này chưa cao . Do tính chất công việc phổ thông, mang tính sự vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng. Nông dân thiếu việc làm ngày càng tăng về số lượng mà chất lượng cũng chưa được cải thiện.
Thực trạng trên nếu không được khắc phục sớm sẽ trở thành lực cản đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gia tăng các vấn đề kinh tế - xã hội .
Không nằm ngoài quy luật đó, lao động nông thôn xã Hương Chữ cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức đó. Là một xã thuần nông, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càng tăng, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chất lượng lao động còn thấp, năng suất lao động chưa cao. Những yếu tố đã làm cho thu nhập người dân trong xã còn thấp, vì vậy đời sống vật chất của họ còn gặp nhiều khó khăn. Thực trạng đó đặt ra một áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội xã Hương Chữ nói riêng cũng như huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Cũng bởi lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài “Phân tích thực trạng việc làm và thu nhập người dân xã Hương Chữ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đưa ra thực trạng về việc làm và thu nhập của xã Hương Chữ nhằm giúp chúng ta có thể nhìn nhận một cách khái quát về vệc làm và đời sống của người dân trong xã, từ đó có thể đưa ra một số biện pháp nhằm tạo thêm được nhiều việc làm cho người dân đồng thời nâng cao thu nhập cho họ để họ có cơ hội cải thiện mức sống hiện tại.
Nội dung đề tài xác định được những vấn đề sau:
- Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập lao động của xã Hương Chữ
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc làm và thu nhâp cảu lao đọng xã Hương Chữ
- Đưa ra một số giải pháp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động xã
- Kiến nghị một số chính sách đối với vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho la động xã
Để thực hiện được mục đích đó, trong quá trình thục hiện nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp sau :
Phương pháp điều tra chọn mẫu : số mẫu được chọn trên 48 hộ dân theo tiêu chuẩn giàu nghèo của hộ điều tra bao gồm hộ giàu, khá, trung bình và hộ nghèo. Theo các ngành nghề dịch vụ các hộ bao gồm thuần nông, hộ nông kiêm và hộ chuyên ngành nghề dịch vụ.
Phương pháp tổng hợp tài liệu: được tiến hành trên cơ sở phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau: cơ cấu thu nhập, mức thu nhập, đất nông nghiệp bình quân 1 lao động, cơ cấu ngành nghề, dịch vụ.
Phương pháp phân tích tài liệu : Đề tài đã sử dụng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của lao động, phân tích các vấn đề kinh tế xã hội và các vấn đề có liên quan khác nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu đã đề ra.
Phương pháp chuyên gia: Đề tài thu thập lấy ý kiến một số nhà quản lý, nhà chuyên môn, các chuyên gia làm căn cứ đưa ra các những kết luận có căn cứ khoa học và thực tiễn.
Vì một số lý do khách quan cũng như chủ quan chúng tôi chưa đi sâu nghiên cứu việc làm và thu nhập của tất cả những lao động có trong xã Hương Chữ, chúng tôi chỉ có thể nghiên ở một số lao động có tạo ra thu nhập ở các lĩnh vực thuần nông, nông kiêm, và chuyên ngành nghề dịch vụ. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài không thể tránh được một số sai lầm, thiếu sót mong các thầy cô và các bạn đọc thông cảm và góp ý để chúng tôi có thể nâng cao được kếin thức và vận dụng tốt vào thực tiễn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16