Mã tài liệu: 131832
Số trang: 146
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của các ngành công nghệ cao và sử dụng chủ yếu lao động trí tuệ, vì vậy lợi thế về lao động dồi dào và giá rẻ của nước ta không còn nữa. Nguồn lao động giàu về lượng nhưng nghèo về chất là nguyên nhân chính làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Vì thế, chất lượng nguồn lao động đang là đề tài được các nhà sử dụng lao động, các nhà quản lý kinh tế - xã hội rất quan tâm, điều này càng bức xúc, nổi cộm hơn khi số lượng lao động ngày càng tăng nhưng chất lượng lại chậm được cải thiện.
Tuy nước ta có nguồn lao động dồi dào nhưng nhiều doanh nghiệp lại không tuyển được đủ người đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Lao động giản đơn thừa nhiều đã trở thành gánh nặng trong việc giải quyết việc làm của nhiều cơ quan chức năng. Doanh nghiệp không tuyển được người cần thiết bởi thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có kỹ năng và làm được việc.
Lao động là nguồn lực quyết định đối với việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi vùng miền, mọi quốc gia. Nguồn lao động là một nguồn lực đặc biệt, bởi lao động không chỉ quyết định cho việc phát triển kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề con người - xã hội. Vì thế, nâng cao chất lượng nguồn lao động không những là mục tiêu phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu xã hội vô cùng quan trọng.
Lao động Việt Nam nói chung và lao động Đà Nẵng nói riêng đã, đang và luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trong hoạch định kế hoạch, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với nước ta đang trong quá trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm cấp thiết của mọi cấp lãnh đạo, quản lý; mọi ngành, lĩnh vực kinh tế; mọi vùng, miền, địa phương.
Cũng như các địa phương khác, Đà Nẵng là một thành phố có số lượng lao động tương đối dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, lao động Đà Nẵng vẫn được đào tạo, nâng cao chất lượng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đây cũng chính là sự thiếu gắn kết giữa nâng cao chất lượng nguồn lao động với phát triển kinh tế - xã hội.
Kết cấu đề tài:
Chương 1
Một số vấn đề cơ bản về nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động
Chương 2
Thực trạng chất lượng nguồn lao động
Chương 3
Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16