Mã tài liệu: 208161
Số trang: 79
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 742 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam được đánh giá là một đất nước giàu tiềm năng về cây trái do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, các loại nông sản rất phong phú đa dạng. Rau quả là một ngành trồng trọt quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam, và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nếu chúng ta biết khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng và nguồn lao động dồi dào. Đẩy mạnh trồng rau, cây ăn quả trong những năm tới không những sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm nhập khẩu, vừa tăng kim ngạch xuất khẩu, có thể mang lại hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD cho đất nước. Nằm ở vùng Đông - Nam Châu á, chiều dài trên 15 vĩ độ, có hơn 3.000km bờ biển và hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không thuận tiện, Việt Nam hội đủ các lợi thế so với nhiều nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng.
Tuy nhiên, số rau quả được sản xuất và xuất khẩu hàng năm vẫn kém xa tiềm năng đó. Lúc mất mùa , nông dân Việt Nam lao đao vì thiếu hàng bán. Khi được mùa, nông dân lại không ít lần khốn khổ do giá sụt mạnh. Làm thế nào để chấm dứt nghịch lý đó? Xúc tiến thương mại là một trong những biện pháp khả thi để giải quyết tình trạng trên. Tôi viết khóa luận này với mong muốn tổng kết sơ lược về thực tiễn sản xuất và xuất khẩu mặt hàng trên, đồng thời tìm hiểu những công cụ xúc tiến thương mại hữu hiệu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi cố gắng đưa ra những con số và sự kiện mới nhất liên quan đến lĩnh vực này, cũng như ý kiến của một số nhà quản lý để tăng tính khách quan của công trình.
Xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản
2. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận được người viết xây dựng dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa phương pháp phân tích và tổng hợp, giữa phương pháp logic và lịch sử; phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn
3. Nội dung khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương :
ã Chương I: trình bày khái quát về khái niệm xúc tiến thương mại, đưa ra những kiến thức chung về các hình thức xúc tiến thương mại và các tổ chức xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, chương I còn bao gồm phần giới thiệu tổng quan về tình hình công tác xúc tiến thương mại (nhất là xúc tiến xuất khẩu) của Việt Nam những năm qua.
ã Chương II: bên cạnh những số liệu chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam, tôi giới thiệu thị trường Nhật Bản – bạn hàng lớn của Việt Nam và những điểm đáng chú ý khi xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này.
ã Chương III: tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt là thông qua các công cụ xúc tiến thương mại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 18