Mã tài liệu: 208310
Số trang: 87
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,019 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
lời nói đầu
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, coi đó là một trong những khâu quan trọng để có thể hội nhập kinh tế quốc tế cả về diện rộng và bề sâu. Với định hướng đó, ngành Hải quan đã sớm tham gia vào quá trình này và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong các mảng công việc chủ yếu của Ngành như giám sát quản lý, thu thuế xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu ., bước đầu tạo tiền đề thuận lợi cho tiến trình hiện đại hoá hoạt động hải quan .
Tuy nhiên, theo đà phát triển kinh tế, thương mại trên thế giới và ở Việt Nam, giao lưu kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch của nước ngoài với Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, điều đó làm cho khối lượng công việc mà ngành Hải quan phải quản lý cũng tăng lên gấp nhiều lần trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật, biên chế, trình độ cán bộ có tăng lên không đáng kể. Hệ thống các quy trình làm việc tuy đã được cải tiến, nâng cấp nhưng vẫn chưa thoát hẳn khỏi các biện pháp truyền thống trong khi ngành Hải quan đang trên đà triển khai áp dụng các quy trình nghiệp vụ tiên tiến, hiện đại. Chính khoảng cách bất cập giữa quy trình truyền thống với những mục tiêu yêu cầu của quy trình hiện đại đã đặt ngành Hải quan trước một thách thức phải khẩn trương hiện đại hoá nghiệp vụ hải quan. Hơn nữa, với chính sách thu hút đầu tư, tạo thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu của Đảng, nhà nước, hoạt động của Hải quan cũng phải phục vụ cho định hướng này, phải giảm thiểu phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho những doanh nghiệp làm ăn chính đáng trong khi vẫn phải đảm bảo yêu cầu quản lý, mà chìa khoá của vấn đề này,từ thực tiễn của hải quan các nước, là nghiệp vụ hải quan đã được hiện đại hoá.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra đối với Hải quan Việt Nam trong tiến trình hiện đại hoá là: muốn làm tốt thì trước hết phải hiểu rõ, nắm bắt được chính xác và đầy đủ các nội dung, yêu cầu hiện đại hoá để từ đó định ra phương án, cách thức, bước đi phù hợp, hiệu quả nhất, mà hầu hết các nội dung hiện đại hoá được đúc kết và tích tụ trong các điều ước quốc tế về hải quan hoặc liên quan đến hải quan - đối tượng nghiên cứu của khoá luận này.
Thông qua việc phân tích nội dung các Điều ước quốc tế có liên quan, các yêu cầu hiện đại hoá nghiệp vụ Hải quan, đối chiếu với các nội dung quy định tại các Điều ước quốc tế đa phương về Hải quan, khoá luận sẽ góp thêm phần cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho tiến trình hiện đại hoá Hải quan, xây dựng một chiến lược tiếp cận và tham gia các Điều ước quốc tế đa phương về Hải quan, giúp cho hoạt động Hội nhập quốc tế về Hải quan có những bước đi, lộ trình thích hợp, bảo đảm hài hoà giữa thực hiện các yêu cầu quốc tế với lợi ích quốc gia. Đó cũng chính là việc nhận biết tốt hơn "luật chơi" để tránh bị áp đặt, tránh những bước đi thiếu tỉnh táo trong hội nhập.
Phục vụ cho mục tiêu nêu trên, khoá luận tập trung phân tích một số nội dung chủ yếu sau:
- Tính tất yếu, khách quan của các yêu cầu hiện đại hoá công tác hải quan.
- Thực trạng hoạt động nghiệp vụ của Hải quan Việt nam và sự cần thiết phải hiện đại hoá.
- Các nội dung hiện đại hoá hải quan trên thế giới.
- Quá trình hội nhập, hiện đại hoá nghiệp vụ của hải quan Việt nam và những bài học rút ra.
- Phương hướng chiến lược về hiện đại hoá công tác hải quan và các kiến nghị, giải pháp cụ thể.
Đề tài: Vai trò các Điều ước quốc tế về Hải quan hoặc liên quan đến Hải quan trong quá trình hiện đại hoá Hải quan
Trong quá trình thực hiện, người viết đã căn cứ vào các quan điểm, đường lối của Đảng - Nhà nước trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo . để làm rõ vấn đề, bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
Các tài liệu được sử dụng bao gồm các tài liệu, báo cáo tổng kết công tác của ngành hải quan, tài liệu của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các tài liệu chuyên ngành và các tài liệu khác trong và ngoài nước có liên quan đến các Công ước về Hải quan hoặc liên quan đến Hải quan.
Khóa luận được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Hải quan là một xu thế phát triển tất yếu.
Chương 2. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ của hải quan Việt nam và sự cần thiết phải hiện đại hoá.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hiện đại hoá hải quan trong tiến trình hội nhập quốc tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1626
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16