Mã tài liệu: 209686
Số trang: 87
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 900 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
lời nói đầu
Trong số các xu hướng mang tính toàn cầu nổi lên trong mấy thập niên gần đây, xu hướng chủ đạo thường được đề cập đến là toàn cầu hoá kinh tế (TCHKT). Từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, với những động thái mới của hệ thống kinh tế cũng như những biến đổi sâu sắc về chính trị và xã hội trên thế giới, người ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn ảnh hưởng của xu hướng này đến số phận mỗi quốc gia cũng như đối với cộng đồng các nước trên thế giới. Do tầm quan trọng và tính bao trùm của nó, xu hướng TCH đang được coi là vấn đề trung tâm cả về lý luận lẫn thực tiễn trên toàn thế giới.
TCH là một xu thế khách quan được bắt nguồn từ sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ trên thế giới. TCH hiện nay với những đặc trưng mới của nó, đã và đang định ra các nguyên tắc cho “ cuộc chơi” trên bàn cờ thế giới, tạo ra những cơ hội và thách thức chung cho tất cả các nước mà không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển. Sự không phân biệt đó đang đặt các nước đang phát triển (ĐPT) trước hàng loạt những vấn đề nan giải khi vừa phải đối phó với thách thức của TCH vừa phải giải quyết mục tiêu phát triển của mình.
Trên con đường thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) và tiến hành chuyển đổi sang hệ thống kinh tế thị trường mở, xu hướng này đã và đang tác động rất mạnh và có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế-chính trị-xã hội Việt Nam. Nhận thức được những cơ hội và thách thức của TCHKT, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm có những chủ trương, chính sách hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Hiện nay, càng tiến sâu vào quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam càng nhận thấy rõ hơn những mặt tích cực lẫn tiêu cực của các tác động này. Nhưng nổi bật hơn hết vẫn là những thách thức to lớn, những vấn đề hết sức gay gắt mà xu hướng này đang đặt ra.
Tại thời điểm giao thoa thế kỷ, khi Việt Nam đang chuẩn bị cho bước chuyển chất lượng của tiến trình phát triển - bên trong là “đẩy mạnh CNH-HĐH”, bên ngoài là thực hiện các bước hội nhập về thực chất như thực hiện các quy chế AFTA, APEC, gia nhập WTO, triển khai thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ - thì việc khảo cứu xu hướng toàn cầu hoá và những tác động của TCHKT đến Việt Nam là hết sức cần thiết. Chắc chắn những khảo cứu như vậy sẽ là những cơ sở quan trọng để thiết kế đường lối và hoạch định chiến lược phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ thực tế như vậy em đã chọn đề tài : “Toàn cầu hoá kinh tế và các vấn đề đặt ra với Việt Nam”. Trên cơ sở phân tích những đặc trưng, những cơ hội và thách thức do TCHKT đưa lại, kết hợp với những phân tích về thực trạng kinh tế và tình hình hội nhập của Việt Nam trong hơn 15 năm qua, em hy vọng khoá luận này phần nào giúp cho các cá nhân, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được đầy đủ hơn thực chất của TCHKT cũng như nhìn nhận một cách chân thực các vấn đề mà bản thân họ và nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập thời gian tới.
Với mục đích như vậy, kết cấu khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của toàn cầu hoá kinh tế
Chương II: Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế
Chương III: Những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc t
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16