Mã tài liệu: 216529
Số trang: 70
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 578 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
[FONT="]LỜI MỞ ĐẦU[FONT="]
[FONT="]
[FONT="] Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng trưởng ổn định trong một thời gian khá dài. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta.
[FONT="] SME trong thời gian qua có bước phát triển nhanh về số lượng, tham gia vào các loại hình kinh tế và sự đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của nước ta ngày một cao. Tuy nhiên trong xu thế hiện nay, với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới đã bước sang một giai đoạn phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng và sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, các quan hệ kinh tế được phát triển đa phương, đa dạng hoá dưới nhiều hình thức.Trong bối cảnh đó, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và những doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng như là mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được công nghệ quản lý mới, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là một trong nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
[FONT="]Qua thời gian tìm hiểu, thu thập và tham khảo tài liệu về các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, nhận thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta trong thập kỷ tới, nên tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài:
[FONT="] “Thực trạng hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và giải pháp phát triển”.
[FONT="]Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tập trung vào các vấn đề thực trạng hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm qua đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh doanh hàng xuất khẩu cho khối doanh nghiệp này trong nền kinh tế mở với những khó khăn, thách thức khi Việt Nam tham gia vào hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.
[FONT="] Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đề cập trong khoá luận tốt nghiệp này được xác định theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/11/2001, trong đó quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
[FONT="] Nội dung của khoá luận tốt nghiệp bao gồm ba chương sau:
[FONT="]Chương I: Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính sách hỗ trợ xuất khẩu.
[FONT="]Chương II: Doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam.
[FONT="]Chương III: Một số giải pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.[FONT="
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16