Mã tài liệu: 209648
Số trang: 94
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,026 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã mở cửa nền kinh tế thị trường đẩy mạnh giao lưu kinh tế với thế giới. Trong công cuộc này, hệ thống ngân hàng luôn là chiếc cầu nối quan trọng nhất cho mọi hoạt động kinh tế với bên ngoài. Chính hệ thống ngân hàng là bộ phận tham gia sâu rộng nhất vào hoạt động tài chính quốc tế và sự hoà nhập này ngày càng ở mức độ cao hơn, sâu hơn. Hoạt động tài chính quốc tế và các nghiệp vụ liên quan tới ngoại hối do vậy ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể nói không một ngân hàng thương mại nào của Việt nam mà không tiến hành các nghiệp vụ tài chính liên quan tới nước ngoài.
Điều đáng lưu ý ở đây là những hoạt động liên quan tới ngoại hối bản thân nó đã tiềm ẩn vô số những rủi ro cho bất kỳ ai tham gia. Từ lâu, các nhà quản trị ngân hàng đã nhận định rằng quản trị rủi ro ngoại hối là một trong những nghiệp vụ phức tạp nhất trong quản trị ngân hàng. Cùng với tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro ngoại hối cũng ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn. Chúng ta đều biết tầm quan trọng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống- kinh tế- chính trị và xã hội của một nước. Ngày nay, trên thế giới, khoa học về quản trị rủi ro ngoại hối trong kinh doanh ngân hàng đã đạt được trình độ tiên tiến và hiện đại, nhưng ở nước ta thì vấn đề này đang ở trong giai đoạn phôi thai cùng với sự đổi mới của đất nước.
Xuất phát từ thực trạng trên việc nghiên cứu, đánh giá các loại rủi ro ngoại hối trong kinh doanh ngân hàng và đưa ra những biện pháp phòng ngừa cụ thể rõ ràng là rất cần thiết cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận.
Đề tài: Quản trị rủi ro ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
II. Mục tiêu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp các nhà hoạch định chiến lược, các nhà quản trị ngân hàng:
+ Hệ thống hoá được các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Hiểu được cặn kẽ nguồn gốc phát sinh của từng loại rủi ro.
+ Đánh giá được tầm quan trọng của từng loại rủi ro từ đó có thể so sánh và đưa ra những chiến lược phòng ngừa thích hợp.
+ Hiểu được các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro ngoại hối và phương pháp áp dụng các kỹ thuật này trong thực tiễn kinh doanh.
+ Có được cái nhìn khái quát đối với xu hướng vận hành của nền tài chính quốc tế.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro ngoại hối
Phạm vi nghiên cứu:
Quản trị rủi ro ngoại hối là mảng lớn trong các lý thuyết tài chính quốc tế. Trong điều kiện cho phép, đề tài không đề cập đến toàn bộ vấn đề này mà chỉ tập trung vào nghiên cứu các rủi ro ngoại hối thường gặp trong kinh doanh ngân hàng và việc áp dụng vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài áp dụng phương pháp phân tích- tổng hợp dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động kinh doanh của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam và áp dụng các lý thuyết tài chính quốc tế hiện đại.
Đề tài đã có sự vận dụng các kỹ thuật về quản trị rủi ro ngoại hối đã và đang được sử dụng trong các nền tài chính phát triển vào tình hình tại Việt Nam, cụ thể là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
V. Kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hoá được các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nêu ra được các tình huống và nguyên nhân phát sinh của từng loại rủi ro. So sánh đánh giá được tầm quan trọng của từng loại rủi ro.
- Đưa ra được một hệ thống khá hoàn chỉnh các giải pháp phòng ngừa rủi ro từ các giải pháp ở tầm vĩ mô cho đến các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro mang tính thực hành cao áp dụng cho các ngân hàng thương mại.
- Vạch ra được xu hướng trong tương lai của thị trường ngoại hối từ đó đưa ra được các kiến nghị và giải pháp thích hợp cho tình hình mới.
Đây cũng chính là những điểm mà người viết cho là mới so với các đề đề tài trước đây vốn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về hiện tượng và cũng chưa có sự liên hệ với tình hình Việt Nam.
VI. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương I. Các vấn đề cơ bản về thị trường hối đoái
- Chương II. Rủi ro hối đoái và thực trạng rủi ro hối đoái trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng việt nam
- Chương III. các biện pháp và kiến nghị nhằm quản lý rủi ro hối đoá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 1064
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16