Mã tài liệu: 209718
Số trang: 91
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 904 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
lời mở đầu
Từ sau Đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ VI đến nay, nước ta đã có nhiều đổi mới quan trọng, và đạt được nhiều thắng lợi đáng khích lệ. Đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tuy không tránh khỏi có những bỡ ngỡ nhưng nền kinh tế Việt Nam đang dần dần thích nghi với điều kiện mới , vượt qua khó khăn để tự khẳng định mình.
Nền kinh tế đang dần thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, bắt đầu đi vào thế ổn định, tạo điều kiện tiền đề cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó các ngành công nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào những thành công này, đặc biệt là ngành dệt-may, ngành công nghiệp được khuyến khích phát triển, có doanh thu ngoại tệ xuất khẩu đứng thứ hai trong xuất khẩu của Việt Nam. Ngành này đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Ngành dệt đã có từ gần một trăm năm trước đây. Còn ngành may mới chỉ phát triển dưới hình thức thủ công ở phạm vi gia đình. Cho đến tháng 5 năm 1958 ngành may mới chính thức được thành lập. Nhưng mãi tới gần đây ngành này mới thực sự phát huy được vai trò của nó là làm đẹp cho xã hội và tăng thu cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn cho công nghiệp hoá. Phạm vi hoạt động của ngành này không chỉ bó hẹp trong biên giới một quốc gia mà mở rộng ra cả thị trường thế giới-thị trường có ý nghĩa quyết định việc phát triển với tốc độ cao, có khi là đột biến.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn, trong quá trình học tập, em đã được tiếp xúc với những hoạt động sản xuất và kinh doanh tại tại công ty dệt may Hà Nội và em đã chọn đề tài " Những giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội " với mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu và ứng dụng nó trong thực tiễn hoạt động xuất khẩu của một công ty, để từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty.
Khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I : Hoạt động xuất khẩu và ý nghĩa của xuất khẩu hàng may
mặc với sự phát triển kinh tế Việt nam
Chương II : Thực trạng hoạt động xuất khẩu ở công ty dệt may HàNội Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt may Hà Nội[URL="/downloads.php?do=file&id=1841"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 153
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16