Mã tài liệu: 208123
Số trang: 90
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 770 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nhiều nước. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã trở thành vấn đề sống còn đối với nhiều nước đặc biệt là các nước đã tận dụng được lợi thế quy mô lớn, công suất hoạt động dư thừa đòi hỏi phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Và cuộc cạnh tranh tìm kiếm thị trường xuất khẩu trên thế giới đang ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn với sự góp mặt của rất nhiều nhà xuất khẩu trong khu vực Đông Nam A Ùvà các nhà xuất khẩu có tiềm lực lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ,Mỹ . Các quốc gia này đều đã có biện pháp khuyến khích xuất khẩu như tài trợ xuất khẩu thông qua việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu nước ngoài, cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua hoạt động của các ngân hàng xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay tư nhân khác hay trợ cấp xuất khẩu như đối với mặt hàng nông sản để các mặt hàng xuất khẩu có thể có ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt một số nước đã sử dụng biện pháp bán phá giá hàng hoá để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Trợ cấp nông sản và bán phá giá hàng hoá là những biện pháp đang bị chỉ trích nhiều nhưng những hoạt độâng này vẫn diễn ra và đem lại những thành công nhất định cho các nhà xuất khẩu các nước này và đe doạ đến nền kinh tế các nước khác.Việt Nam trong mấy năm qua đã phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu và thực tế đã gặt hái được nhiều thành tựu. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng hàng xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu và thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế hội nhập và cần có những biện pháp để hàng hoá Việt Nam có thể tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. Từ lý do đó người viết muốn tìm hiểu thực tiễn sử dụng một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của một số nước và đưa ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Trong khuôn khổ một khoá luận người viết không có tham vọng đưa ra đầy đủ các biện pháp xuất khẩu của các nước mà chỉ tập trung đề cập đến ba biện pháp là tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá hàng hoá của một số nước đã thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thuộc nhóm nước Âu Mỹ như Mỹ, EU và nhóm nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ .và đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Riêng về phần bán phá giá hàng hoá, do đây là một vấn đề nhậy cảm nên người viết chỉ có thể nêu ra hoạt động bán phá giá của bốn nước điển hình đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU.
Đề tài: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong chính sách thương mại
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với việc vận dụng lý luận để làm sáng tỏ những nghiên cứu .
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu và phần trích dẫn , nội dung của khoá luận được chia thành ba chương:
- Chương I : Vai trò của tín dụng xuất khẩu, trợ cấp, bán phá giá hàng hoá đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu
- Chương II : Thực tiễn sử dụng tín dụng xuất khẩu, trợ cấp và bán phá giá hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu của một số nước trên thế giới
- ChươngIII : Việc sử dụng các biện pháp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp, bán phá giá hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các biện pháp trê
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 18