Mã tài liệu: 263520
Số trang: 68
Định dạng: zip
Dung lượng file: 417 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI MỞ ĐẦU
Cũng như nghề nuôi ong của các nước trên thế giới, nghề nuôi ong Việt Nam cũng có từ lâu đời, ngay từ thế kỷ thứ 8 thượng thủ bộ lãi phụ trách về nông nghiệp Phạm - Lê đã viết cuốn hướng dẫn nuôi ong đầu tiên, trải qua một thời kỳ dài do trình độ tổ chức nuôi ong chưa phát triển, chủ yếu nuôi ong theo lối cổ truyền bằng “Đỏ ong” nên năng suất thấp.
Bước vào những năm của thập kỷ 60, ở miền Bắc, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Nông nghiệp đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của các chuyên gia Trung Quốc, phương pháp nuôi ong cổ truyền đã được thay thế bởi nuôi ong tiên tiến trên tổ ong nhiều tầng kế có khung cầu di động, năng suất cao hơn nhiều so với phương pháp cũ.
Ở Miền Nam vào những năm 1970, các giống ong ngoại cũng đã được nhập vào Việt Nam, song do trải qua một thời kỳ chiến tranh lâu dài và ác liệt, việc tổ chức phát triển ngành ong gặp nhiều khó khăn, điều kiện sản xuất chế biến chưa đảm bảo, việc tiêu thụ sản phẩm ong cũng như xuất khẩu sản phẩm ong chưa được chú trọng.
Sau ngày miền Nam giải phóng, cả nước thống nhất chúng ta có nhiều điều kiện để tổ chức và phát triển ngành ong, đặc biệt là từ năm 1989, khi cả nước chuyển đổi cơ chế kinh tế từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh XHCN, nền kinh tế nước ta chịu sự tác động và chi phối nhiều mặt của cơ chế thị trường, quan hệ quốc tế của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới được mở rộng, ảnh hưởng của thị trường nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta ngày càng trở nên quan trọng.
Trước bối cảnh chung của cơ chế thị trường, ngành ong nói chung và Công ty ong Trung ương nói riêng bước đầu cũng có những khó khăn nhất định, nhưng dần dần đã đứng vững và có chiều hướng phát triển tốt. Công ty ong TW đã vươn lên trở thành đơn vị trụ cột của ngành ong, việc tổ chức sản xuất từ khâu nuôi ong đến khâu khai thác sản xuất chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm ong ngày càng được hoàn thiện. Quan hệ buôn bán quốc tế ngày càng được mở rộng. Sản lượng tiêu thụ xuất khẩu mật ong ngày càng tăng. Việc xuất khẩu mật đã mang lại nguồn lợi đáng kể cho công ty cũng như người nuôi ong, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, giúp cho nhiều hộ nông dân làm giàu bằng nghề nuôi ong.
Tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, thì bất kỳ một ngành sản xuất hàng hoá nào cũng đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc cần phải được nghiên cứu, giải quyết cả trên tầm vĩ mô và vi mô. Chẳng hạn, đối với việc xuất khẩu sản phẩm ong, thể hiện ở các chính sách khuyến khích sản xuất; vấn đề đầu tư và cơ cấu đầu tư, vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề thị trường và giá cả xuất khẩu, vấn đề tổ chức sản xuất, thu mua chế biến sản phẩm, vấn đề đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị; vấn đề cải tiến mẫu mã, bao gói, chất lượng sản phẩm, sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh sản phẩm ong v.v...
Đang là những vấn đề được nhiều người quan tâm giải quyết. Bên cạnh những nghiên cứu có tính chất kỹ thuật và công nghệ nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì việc phân tích đánh giá một cách tỷ mỉ về thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm ong, rút ra những ưu nhược điểm, những nguyên nhân khách quan và chủ quan tìm ra các giải pháp hữu hiệu để không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong đang là vấn đề cấp bách và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương”, làm đề tài bài viết.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 phần:
Phần I - Xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược của các doanh nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường.
Phần II - Phân tích thực trạng tình hình sản xuất sản phẩm ong và
công tác xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW
giai đoạn vừa qua.
Phần III - Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần đẩy mạnh
công tác xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 255
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16