Mã tài liệu: 208307
Số trang: 76
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 848 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hơn 15 năm. Đây là một khoảng thời gian chưa phải là dài, song nó cũng phản ánh được xu hướng phát triển của nước ta trong những năm gần đây. Những cải cách mạnh mẽ trong cơ chế đối nội đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã phát huy được tiềm năng kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập và quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới đã kéo theo lượng khách ra/vào Việt Nam có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng lớn.
Cùng với sự quan tâm đầu tư thích đáng của Nhà nước, hàng không được coi là ngành kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tốc độ phát triển chung của kinh tế đất nước. Với ưu thế là ngành vận tải có tốc độ nhanh, quãng đường vận chuyển, sự tiện lợi, an toàn và khả năng kết nối các điểm trên nhiều quốc gia mà ngành giao thông vận tải khác không làm được. Cùng với sự thuận lợi là những thách thức mới do mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trước tình hình đó việc duy trì và phát triển mạng đường bay có tầm quan trọng đối với Tổng công ty hàng không để đảm bảo tồn tại và phát triển là mục tiêu hàng đầu của Tổng công ty hàng không Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, đặt ra với Tổng công ty phải tích cực trong hoạt động Marketing, là công cụ hỗ trợ đắc lực trong môi trường kinh doanh quyết liệt. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Tổng công ty hàng không Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, sau một thời gian nghiên cứu và làm việc tại Ban Kế hoạch thị trường, Tổng công ty hàng không Việt Nam, kết hợp với những kiến thức trong quá trình học tập, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Hoạt động Marketing nhằm phát triển đường bay Việt Nam – Nhật Bản của Tổng công ty hàng không Việt Nam”.
2. Mục đích
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Tìm hiểu hoạt động Marketing của Tổng công ty từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác Marketing nhằm phát triển đường bay Việt Nam – Nhật Bản.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thăm dò và thống kê mô tả
+ Phương pháp phân tích kinh tế và so sánh
+ Tham khảo ý kiến chuyên gia
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về vận tải hàng không và hoạt động marketing hàng không
Chương II: Thực trạng đường bay Việt Nam – Nhật Bản và hoạt động Marketing của Tổng công ty hàng không Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển đường bay Việt Nam – Nhật Bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 2040
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16