Mã tài liệu: 295516
Số trang: 79
Định dạng: rar
Dung lượng file: 505 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Mục lục
Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG NHẬP KHẨU VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1
I. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá 1
1. Khái niệm và điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu 1
1.1. Khái niệm 1
1.2. Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu 1
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá 2
3. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá 3
3.1. Đối tượng nhập khẩu 3
3.2. Phương thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 3
a. Các phương thức nhập khẩu 3
b. Các hình thức nhập khẩu 4
c. Các phương thức thanh toán trong hợp đồng ngoại 5
3.3. Các phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu 7
a. Bán buôn hàng hoá 7
b. Bán lẻ hàng hoá 8
3.4. Công tác tính giá hàng nhập khẩu 9
a. Tính giá hàng nhập khẩu 9
b. Tính giá hàng xuất bán 9
II. Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu 11
1. Một số quy định về lưu chuyển hàng nhập khẩu 11
1.1. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ 11
1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu 12
2. Hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu theo phương pháp kế toán kê khai thường xuyên 14
2.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng 14
2.2. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu 15
2.3. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu 23
3. Hạch toán lưu chuyển hàng hoá theo phương thức kiểm kê định kỳ 29
3.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng 29
3.2. Phương pháp hạch toán 29
4. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu 30
4.1. Chứng từ 30
4.2. Hệ thống sổ kế toán 31
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ 34
I. Đặc điểm chung của Chi nhánh 34
1. Lịch sử hình thành và phát triển 34
2. Chức năng và nhiệm vụ 35
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây 36
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh 37
5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Chi nhánh 38
5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 38
5.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 40
5.3. Hệ thống sổ kế toán 41
II. Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh 42
1. Nhập khẩu trực tiếp 42
1.1. Quy trình luân chuyển chứng từ 42
1.2. Phương pháp hạch toán 43
2. Nhập khẩu uỷ thác 46
3. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu 49
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ 53
I. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán hoạt động nhập khẩu tại Chi nhánh 53
1. Ưu điểm 53
1.1. Về công tác quản lý 53
1.2. Về công tác kế toán 54
2. Nhược điểm 56
2.1. Nhược điểm trong việc ghi chép, hạch toán kế toán 56
2.2. Nhược điểm trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình mua và tiêu thụ hàng nhập khẩu 59
II. Cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác hạch toán kế toán 61
III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà 64
1. Các kiến nghị về phương pháp hạch toán hàng hoá nhập khẩu nói riêng và hệ thống kế toán nói chung 64
2. Các kiến nghị liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ 68
KẾT LUẬN 74
PHỤ LỤC 1 & 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Đặc trưng quan trọng của tình hình kinh tế thế giới ngày nay là xu thế quốc tế hoá. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Đồng thời, ngày nay ngoại thương không chỉ là buôn bán với bên ngoài mà thực chất là cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại thương trong quá trình cải tạo và xây dựng nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều đường lối, chính sách thích hợp nhằm khai thác mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan trong nước, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế.
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động. Thực tiễn cho thấy, bằng việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo đường lối mở cửa chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong lĩnh vực ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những bước tiến vượt bậc, cơ cấu xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, không còn tình trạng nhập siêu, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
Trong quá trình chuyển đổi và phát triển theo cơ chế mới, tăng cường mối quan hệ giữa kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế phải thích ứng nhanh với nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động trong các quan hệ làm ăn với đối tác bên ngoài nhằm phát huy mọi lợi thế của đất nước, đồng thời tìm kiếm và bổ sung những nguồn hàng trong nước chưa tự sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, một yêu cầu nữa là phải khắc phục được tình trạng yếu kém về mặt kỹ thuật và công nghệ.
Để làm được điều này thì các doanh nghiệp ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ quản lý, sự hiểu biết về kinh doanh xuất nhập khẩu của cán bộ công nhân viên nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế ngoại thương thì doanh nghiệp còn phải tổ chức theo dõi, tính toán được hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Muốn vậy, một yếu tố vô cùng quan trọng để kiểm soát hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là tổ chức tốt công tác hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu, đây được coi là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính. Nhờ việc phân tích, xử lý những thông tin kế toán mà các nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nhập khẩu cùng với kiến thức đã học được ở nhà trường và tìm hiểu thực tế tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà” cho khoá luận của mình.
Nội dung của chuyên đề ngoài Lời mở đầu và phần Kết luận gồm có các phần sau:
Phần I: Những vấn đề lý luận về hạch toán lưu chuyển hàng nhập khẩu và đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá.
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
Phụ lục 1: Các sơ đồ kế toán
Phụ lục 2: Các biểu kế toán
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Đào Thu Giang và các cán bộ, nhân viên đặc biệt là cán bộ Phòng kế toán tại Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà đã giúp đỡ tôi hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này.
Vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, đồng nghiệp, và bạn bè trong việc cung cấp tài liệu tham khảo, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để tôi thực hiện Khoá luận này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 2458
⬇ Lượt tải: 32
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16