Mã tài liệu: 209738
Số trang: 99
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 921 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong hơn nửa thế kỷ tồn tại của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, chỉ từ khi đất nước thực hiện quốc sách chiến lược cải cách - mở cửa do Hội nghị trung ương lần thứ 3 khoá XI Đảng cộng sản Trung Quốc (họp tháng 12 năm 1978) vạch ra, nền kinh tế Trung Quốc mới thực sự chuyển mình và tăng trưởng mạnh mẽ. Ngay từ những ngày đầu thực hiện cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã xác định: " thu hút tiền vốn bên ngoài thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển là một chính sách có tính chất lâu dài trong việc thực hiện chiến lược mở cửa với bên ngoài ". Từ năm 1979 đến nay, chính sách mở cửa thu hút FDI của Trung Quốc đã giành được những thành tựu khiến cho cả thế giới quan tâm chú ý. Thành công đó đã góp phần đưa Trung Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền công nghiệp tương đối phát triển, một cường quốc có tiềm lực hùng mạnh, một địch thủ đáng gờm trong cạnh tranh kinh tế của các nước, kể cả cường quốc kinh tế số 1 là Hoa Kỳ.
Việt Nam mở cửa thu hút FDI sau Trung Quốc 8 năm, đã có những bước đi chiến lược phù hợp với thực tế của mình và cũng đã thu được những thành công nhất định. Tình hình kinh tế quốc tế ngày nay đang tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế, song bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng gặp phải không ít thách thức từ bên ngoài. Trước những thách thức đó, đòi hỏi Việt Nam cần phải ngày càng hoàn thiện hơn chính sách thu hút FDI để phù hợp với tình hình mới.
Với sự tương đồng về hoàn cảnh và lịch sử phát triển, hai nước Việt - Trung đều thực hiện chính sách mở cửa với nội dung rất gần nhau, đồng thời cùng phải đứng trước những vấn đề kinh tế tương tự nhau, Trung Quốc sẽ là tấm gương tốt cho Việt Nam với tư cách là người đi trước. Tuy nhiên sau hơn 20 năm thực hiện cải cách mở cửa, bên cạnh những thành tựu huy hoàng, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc vẫn còn nhiều tồn tại, do vậy việc phân tích một cách khái quát những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, những thành công và thất bại của chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam "tìm lợi, tránh hại", có được những đối sách trong sự hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển .
Với lý do trên, việc nghiên cứu các chính sách và thực tiễn thu hút FDI của Trung Quốc trong những năm qua, với các bài học kinh nghiệm gồm cả những vấp váp và những hạn chế của nó được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu.
Đề tài:
Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam
2. Mục đích của khoá luận:
Việc thực hiện chính sách mở cửa để phát triển kinh tế của Trung Quốc là một vấn đề rất rộng và hết sức phức tạp, trong phạm vi của một bài khoá luận không thể nghiên cứu được một cách đầy đủ và toàn diện những vấn đề cực kỳ phong phú và phức tạp nêu trên. Do đó trong phạm vi bản khoá luận này xin được giới hạn trong các nội dung sau:
- Khái quát về tình hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và làm rõ các tác động của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc .
- Tìm hiểu chính sách thu hút FDI của Trung Quốc, nghiên cứu các thành tựu thực tế của các chính sách này cũng như những ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế Trung Quốc. Đồng thời nghiên cứu những cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ( WTO).
- Đánh giá thành tựu cũng như khó khăn, tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm về chiến lược và chính sách thu hút FDI có thể áp dụng vào Việt Nam .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận:
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận được giới hạn trong các vấn đề liên quan đến thu hút FDI ở Trung Quốc trong giai đoạn từ khi cải cách - mở cửa ( từ 1979) đến nay. Khoá luận sẽ nghiên cứu các chính sách thu hút FDI nổi bật nhất và hoạt động thực tiễn trong thu hút FDI ở Trung Quốc . Từ đó sẽ tiến hành phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam .
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với vận dụng lý luận để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, khoá luận cũng sử dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng & nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu.
5. Đóng góp của khoá luận:
Với những nội dung chính vừa nêu khoá luận này sẽ cố gắng góp phần giải quyết các vấn đề về lý luận và các vấn đề về thực tiễn sau đây:
_ Về mặt lý luận, góp phần làm sáng tỏ những chính sách, chiến lược trong thu hút FDI đã và đang được áp dụng ở Trung Quốc - nước được coi là một ví dụ thành công về thu hút FDI trên thế giới. Từ đó đi đến khẳng định chính sách thu hút FDI của Trung Quốc là đúng đắn và phù hợp với thực tế của Trung Quốc .
_ Về mặt thực tiễn, góp phần giới thiệu những kinh nghiệm trong thu hút FDI ở một nước láng giềng gần gũi - Trung Quốc , và đưa ra những giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam từ những kinh nghiệm của Trung Quốc .
6. Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và phần tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về nền kinh tế Trung Quốc
Chương 2: Những chính sách thu hút FDI của Trung Quốc
Chương 3: Những giải pháp thu hút FDI vào Viet Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16