Mã tài liệu: 208644
Số trang: 78
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 820 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế hiện nay, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế không thể nào đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình, và Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung này.
Tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO) - tổ chức thương mại toàn cầu lớn nhất và quan trọng nhất, thu hút tới 144/ 200 1 nước thành viên Liên hiệp quốc và chi phối tới 95% tổng kim ngạch thương mại toàn thế giới, là đích hội tụ và mẫu số chung của các nước trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế.
Việc tham gia WTO sẽ mang lại cho quốc gia thành viên nhiều cơ hội mới, lớn lao về mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, tiếp nhận những hàng hoá, dịch vụ, công nghệ kỹ thuật và quản lý, được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế, cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia “sân chơi quốc tế” này, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2005. Để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần tham khảo, xem xét, đánh giá và rút kinh nghiệm từ các nước đi trước trong quá trình đàm phán gia nhập và kết quả sau khi gia nhập WTO nhằm tìm ra được hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của WTO.
Chính vì lý do này, em đã chọn vấn đề: “Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương của mình.
1 Tính đến ngày 12/11/2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO (Nguồn: [URL="http://www.wto.org/english/thewto-e"]www.wto.org/english/thewto-e)
Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc.
- Phân tích kết quả sau một năm Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như một số cải cách chính sách thương mại.
- Rút ra những bài học cho Việt Nam trong quá trình đàm phán để sớm gia nhập có hiệu quả vào WTO.
Đối tượng của phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề bài là những cam kết của Trung Quốc trong quá trình gia nhập WTO, một số cải cách của chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
- Do mức độ rộng lớn của vấn đề này trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp đại học, phạm vi nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến một số chính sách cải cách về thương mại nói chung, không đi sâu vào chính sách thương mại từng lĩnh vực cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; và quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng. Đề bài này cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: thu thập, so sánh, phân tích và tổng hợp.
Bố cục của khoá luận:
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, kết cấu đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO.
Chương 2: Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16