Mã tài liệu: 51044
Số trang: 86
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Việt Nam là một nước đang phát triển, chúng ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế xuất phát điểm ở trình độ và quy mô thấp: nền sản xuất dựa vào nông nghiệp là chính, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, thu nhập quốc dân (GDP) bình quân đầu người thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế gần như không đáng kể. Với thực trạng đó, một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta là vấn đề vốn đầu tư. Vốn đầu tư được huy động từ hai nguồn là vốn trong nước và vốn ngoài nước. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì tích luỹ nội bộ thấp do đó nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo nhu cầu về vốn đầu tư. Do đó việc huy động vốn nước ngoài là rất quan trọng. Nguồn vốn nước ngoài có hai loại: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong đó nguồn vốn ODA là khoản tài chính do các tổ chức quốc tế, các chính phủ viện trợ dưới dạng viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi để giúp các nước đang phát triển khôi phục và phát triển kinh tế.
Nguồn vốn ODA có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Nó góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng , cải thiện thể chế, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo… Nguồn vốn ODA không chỉ là nguồn lực bổ sung cho quá trình phát triển và là chất xúc tác để tranh thủ các nguồn vốn khác mà đồng thời thông qua đó tranh thủ công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế và cũng cố vị thế chính trị.
Trong thời gian qua Việt Nam nhận được một khối lượng lớn vốn ODA do cộng đồng quốc tế viện trợ. Trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam thì EU là nhà tài trợ song phương lớn nhất với quy mô cam kết chiếm khoảng hơn 20% tổng vốn ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết cho Việt Nam. ODA EU giành cho Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình lớn của Nhà nước, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cùng như các dự án xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Do vậy việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA này là rất cần thiết. Với lý do đó mà em chọn đề tài '' Tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA từ EU vào Việt Nam '' làm đề tài nghiên cứu. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp luận của vốn ODA.
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ EU thời kỳ 2000-2007.
Chương III: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA từ EU vào Việt Nam đến 2015.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 178
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 137
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 157
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 115
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 183
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 143
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 16