Mã tài liệu: 115869
Số trang: 15
Định dạng: docx
Dung lượng file: 118 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Với tư cách là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thị trường chứng khoán (TTCK) thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế thông qua việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài. Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế, là thước đo hiệu quả các hoạt động kinh tế. Giá trị cổ phiếu của các công ty (thị giá) tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà công ty đạt được. Chỉ số chung của thị trường chứng khoán phản ánh mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó trong thời gian ngắn, trung và dài hạn. Thị trường chứng khoán cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu từ đó ngân hàng có thể điều tiết hoạt động của thị trường, khống chế sự co giãn cung cầu tiền tệ, khống chế quy mô đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và giá trị đồng tiền. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả hơn đối với cả người có tiền đầu tư và người vay tiền để đầu tư.
Còn nói đến thị trường bất động sản (TTBĐS) đây là nơi hình thành, trao đổi hàng hoá BĐS và thiết lập các quan hệ giao dịch giữa các bên. Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển thị trường BĐS để đáp ứng yêu cầu đô thị hoá ở nước ta là vấn đề lớn và có tầm quan trọng, đặc biệt nhất là khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Phát triển và quản lý tốt thị trường BĐS sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho Ngân sách; đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân.
Nghiên cứu đến TTCK và TTBĐS, ta không thể bỏ qua những yếu tố tác động tới hai thị trường đó. Từ đó ta có thể hiểu được tại sao các cuộc khủng hoảng tài chính lại ảnh hưởng tới TTCK và TTBĐS Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 18