Mã tài liệu: 263444
Số trang: 57
Định dạng: zip
Dung lượng file: 281 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Mười lăm năm trôi qua kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, một quãng thời gian không dài nhưng cũng đã chứng kiến biết bao nhiêu đổi thay của một nền kinh tế. Thực hiện chủ trương của Đại hội VI, kinh tế Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một chủ trương đúng đắn đã đưa nền kinh tế Việt Nam vững bước đi lên và dần dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Sản xuất hàng hoá phát triển, sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng GDP cao và liên tục trong nhiều năm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện là những dấu hiệu hết sức tích cực của một nền kinh tế đã có lúc tưởng chừng như chạm đáy.
Đóng góp vào sự thành công của công cuộc đổi mới nền kinh tế ngày hôm nay không thể không nói tới sự thành công trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước các cấp. Ngày 20/3/1996, Luật Ngân sách Nhà nước đã được thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/1997. Với tư cách là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước, ngân sách phường ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình. Bằng các công cụ thu và chi, ngân sách phương đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền Nhà nước địa phương trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.
Tuy vậy, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu đã tác động không nhỏ tới công tác quản lý ngân sách phường. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, nguồn thu của ngân sách phường ngày càng lớn. Yêu cầu đổi mới, vận động để có thể phù hợp, quản lý hết nguồn thu ngày càng trở nên bức xúc. Mặt khác, việc quản lý chi tiêu hợp lý, hiệu quả cũng đòi hỏi ngân sách phường phải được quản lý chặt chẽ hơn. Ngân sách phường đang được đặt trong cơ hội và thách thức mới.
Nhận thức được tính nóng bỏng, sự cần thiết của việc tăng cường công tác quản lý ngân sách phường hiện nay, qua thời gian thực tập ở phòng Tài chính - vật giá quận Hai Bà Trưng, với sự động viên giúp đỡ của các cô các chú ở đơn vị thực tập cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Bất, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách Nhà nước cấp phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng".
Mục đích của đề tài là thông qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình thu chi ngân sách của các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết phần nào những bức xúc trong công tác quản lý ngân sách phường hiện nay đồng thời củng cố công tác quản lý ngân sách phường ngày một tốt hơn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, bài chuyên đề được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân sách Nhà nước và quản lý ngân sách Nhà nước cấp phường.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách Nhà nước cấp phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong những năm gần đây.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước cấp phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16