Mã tài liệu: 37702
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file: 424 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
ầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) là một hình thức của đầu tư quốc tế. Nó ra đời và phát triển là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế và quá trình phân công lao động quốc tế theo chiều sâu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem như chiếc chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua đó cho phép các nước sở tại thu hút được các công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến... nhằm khai thác lợi thế so sánh của đất nước mình, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, điều chỉnh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi thị trường khu vực và thế giới.
Ngày nay, việc thu hút vốn FDI không chỉ diễn ra ở các nước chậm và đang phát triển mà nó còn thể hiện ở các nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu... Do vậy, đã diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt để tìm kiếm nguồn vốn FDI. Quốc gia nào có sức hấp dẫn hơn, có môi trường đầu tư thông thoáng hơn và thuận tiện hơn, có khả năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn thì quốc gia đó sẽ giành được nhiều thuận lợi hơn trong cuộc cạnh tranh này. Rõ ràng là thu hút FDI mang tính quy luật chung đối với tất cả các nước. Quy luật này càng trở nên bức thiết đối với các nước chậm và đang phát triển trong đó có cả Việt Nam. Với xuất phát điểm kinh tế, trình độ khoa học công nghệ và quản lý còn thấp, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, chúng ta không còn con đường nào khác là phải tăng cường thu hút FDI để phát triển kinh tế.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà mục tiêu tổng quát là tăng thu nhập quốc dân lên gấp hai lần trong khoảng từ năm 1991 đến năm 2000, vấn đề đầu tư nói chung, vấn đề vốn nước ngoài nói riêng đang nổi lên như là một phương thức quan trong nhất. Triển vọng tăng trưởng nhanh của đất nước là tốt đẹp, song cũng có không ít những trở ngại đặt ra. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời thì không những không đạt được mục tiêu đề ra, mà ngay cả những thành tựu đã đạt được trước kia cũng có nguy cơ bị huỷ hoại.
Về chiến lược và giải pháp tạo vốn, chúng ta có thể thấy rõ có ba mô hình cơ bản là: Chiến lược và biện pháp tạo vốn "hướng nội", chiến lược và biện pháp tạo vốn "hướng ngoại", chiến lược và biện pháp tạo vốn kết hợp nguồn vốn trong nước và ngoài nước.
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn chia làm 3 chương:
Chương I - Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương II - Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ qua.
Chương III - Những giải pháp cơ bản mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian trên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16